Thạch Hà chú trọng giáo dục lịch sử, bồi đắp truyền thống trong các tầng lớp nhân dân

(Baohatinh.vn) - Giáo dục lịch sử địa phương không chỉ tập trung trong học sinh mà còn được triển khai rộng rãi trong tất cả cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên với nhiều phương thức đa dạng, sáng tạo. Đó là cách làm hay của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cần nhân rộng, lan tỏa.

Tháng 11 vừa qua, hơn 1.000 cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh các cấp ở huyện Thạch Hà đã được tham gia hội nghị bồi dưỡng chuyên đề về lịch sử địa phương, biển đảo quê hương và thông tin các vấn đề thời sự quốc tế.

Cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh các cấp ở huyện Thạch Hà tham gia hội nghị bồi dưỡng chuyên đề về lịch sử địa phương, biển đảo quê hương và thông tin các vấn đề thời sự quốc tế.

Ông Dương Đình Hạnh - Chủ tịch Hội CCB huyện Thạch Hà chia sẻ: “Báo cáo viên thông tin tại hội nghị là giảng viên Trung tâm chính trị huyện. Những thông tin lịch sử quê hương Thạch Hà được cung cấp tại hội nghị sẽ là nguồn tư liệu đáng quý để hội viên, cán bộ hội bồi đắp thông tin, từ đó làm tốt hơn việc giáo dục truyền thống cho con cháu và phát huy vai trò nhân chứng lịch sử của các cựu binh trong những dịp nói chuyện với thế hệ trẻ”.

Tổ chức các hoạt động về nguồn, thăm địa chỉ đỏ là cách làm hiệu quả để giáo dục lịch sử địa phương ở Thạch Hà.

Ngoài tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề lịch sử địa phương cho các tổ chức hội, đoàn thể, từ giữa năm 2022 đến nay, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thạch Hà đã tổ chức báo cáo các chuyên đề trên cho 9 đảng bộ cấp xã với thành phần tham dự là hơn 2.000 người dân, hội viên các tổ chức hội ở cơ sở. Bên cạnh đó, tất cả các đảng bộ, chi bộ cơ sở cũng đưa vào nội dung, chương trình các cuộc họp, sinh hoạt thường kỳ một cách phù hợp.

Bí thư Đảng ủy xã Việt Tiến Nguyễn Hồng Sơn cho biết: “Việt Tiến là vùng quê cách mạng có nhiều địa chỉ đỏ, vì vậy, Đảng bộ luôn quan tâm giáo dục lịch sử địa phương trong Nhân dân, coi đây là cái gốc để xây dựng quê hương. Để giáo dục lịch sử địa phương trong toàn thể nhân dân, ngoài tổ chức chuyển tải nội dung qua các cuộc hội họp, sinh hoạt, Đảng bộ đã chỉ đạo hội, đoàn thể thường xuyên tổ chức các hoạt động về nguồn, thăm địa chỉ đỏ cho hội viên, các em thanh thiếu niên, nhi đồng”.

Đình làng Tương Nịu (xã Việt Tiến) có hơn 550 năm tuổi - là một trong những địa chỉ đỏ giáo dục lịch sử địa phương.

Không dừng lại ở đó, đối với các học viên được đào tạo, bồi dưỡng ở các lớp mở tại Trung tâm chính trị huyện, nội dung bồi dưỡng lịch sử được kết hợp trong nội dung chương trình các lớp đào tạo, bồi dưỡng và các sinh hoạt chính trị, hoạt động chuyên môn, chương trình ngoại khóa, hội thi, kiểm tra.

Các em học sinh trên địa bàn tham quan và lắng nghe những câu chuyện lịch sử ở nhà truyền thống lịch sử huyện Thạch Hà.

Với học sinh các cấp học từ mầm non đến THPT trên địa bàn, nội dung lịch sử địa phương được đưa vào nội dung sinh hoạt chính trị, hoạt động chuyên môn; chương trình ngoại khóa, lồng ghép các hội thi, các bài kiểm tra định kỳ môn lịch sử cho học sinh. Nhiều trường học đã thực hiện việc tuyền truyền, giáo dục lịch sử địa phương với nhiều cách làm sáng tạo như xây dựng mô hình góc học lịch sử tại thư viện trường; tổ chức tham quan, thăm viếng các địa chỉ đỏ, các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn…

Cô Trần Thị Dung Huế - Hiệu trưởng trường Tiểu học Thạch Đài (xã Thạch Đài) cho biết: “Với mong muốn khơi dậy niềm yêu thích, hứng thú đối với lịch sử địa phương và tạo không gian trải nghiệm thực tế bổ ích cho học sinh, từ năm học 2021 - 2022, chúng tôi xây dựng mô hình “Góc giáo dục lịch sử địa phương” ngay khuôn viên trường. Mô hình giới thiệu về các làng nghề, sản phẩm truyền thống của quê hương Hà Tĩnh; trưng bày “Sản phẩm OCOP” huyện Thạch Hà và những hình ảnh về các địa danh lịch sử, văn hóa, địa điểm du lịch, lễ hội... tiêu biểu trong tỉnh. Mô hình được các em học sinh đón nhận hứng thú và đang được một số trường bạn tham quan, học tập kinh nghiệm”.

Mô hình “Góc giáo dục lịch sử địa phương” ngay khuôn viên trường Tiểu học Thạch Đài.

Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Lê Văn Sơn cho biết: “Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Dân ta phải biết sử ta/cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, ngày 5/10/2021, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thạch Hà đã ban hành Kế hoạch số 04-KH/BTGHU về tuyên truyền, giáo dục lịch sử địa phương trên địa bàn huyện. Kế hoạch nhằm đẩy mạnh hoạt động giáo dục lịch sử địa phương, bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, từ đó củng cố ý chí, bản lĩnh rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong các tầng lớp nhân dân.

Là cơ quan chủ trì, Ban Tuyên giáo Huyện ủy cung cấp các tài liệu phục vụ các tổ chức, địa phương, đơn vị triển khai tuyên truyền, giáo dục lịch sử địa phương. Ngoài ra, chúng tôi cũng tăng cường tuyên truyền thông qua Bản tin Thạch Hà, trang facebook thông tin Thạch Hà, hệ thống truyền thanh cơ sở… Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện kế hoạch và có đánh giá, sơ kết để triển khai hiệu quả hơn nội dung này trong thời gian tới”.

Chủ đề Đổi mới giáo dục

Đọc thêm

Cảm ơn đồng bào!

Cảm ơn đồng bào!

Trong cơn hoạn nạn do bão Yagi gây ra, người Hà Tĩnh cùng đồng bào cả nước đã chung tay cùng bà con miền Bắc khắc phục khó khăn, tái thiết sau thiên tai. Giờ đây, những bản làng, thôn xóm trên ấy đã xôn xao nhịp sống mới...
Học sinh Trí Đức rộn ràng chào xuân mới 2025

Học sinh Trí Đức rộn ràng chào xuân mới 2025

Các hoạt động chào xuân là dịp để các bạn nhỏ Trường Mầm non Trí Đức (TP Hà Tĩnh) được vui chơi, hiểu thêm về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Muôn sắc màu tại Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025

Muôn sắc màu tại Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025

Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 trưng bày nhiều ấn phẩm báo chí, phản ánh sự sáng tạo và đổi mới trong công tác tuyên truyền của báo chí Hà Tĩnh và cả nước trong kỷ nguyên số.
Thủ khoa trường làng chia sẻ đam mê Hóa học

Thủ khoa trường làng chia sẻ đam mê Hóa học

Nguyễn Nam Tiến - Trường THCS Kỳ Long (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã trở thành niềm tự hào khi trở thành thủ khoa môn KHTN - B (Hóa học) trong Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9 vừa qua.