Một thôn ở Hà Tĩnh huy động hơn 2 tỷ đồng xây dựng địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống

(Baohatinh.vn) - Bằng tất cả tình cảm, trách nhiệm dành cho quê hương, người dân và con em xa quê thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã tự nguyện đóng góp hơn 2 tỷ đồng xây dựng đền Làng Cần - một địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống ý nghĩa. ­

Thôn Tân Vĩnh Cần được hợp nhất từ 2 thôn cũ là Tân Cần và Vĩnh Cần. Theo các vị cao niên trong thôn kể lại, từ thế kỷ XI, thôn từng được công chúa Bảo Hòa (con gái của vua Lý Công Uẩn) dừng chân ghé thăm. Ý nghĩa hơn, vào năm 1969, đây còn là nơi tổ chức lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ông Mai Văn Tường - Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần cho biết: “Khi tôi lớn lên, được nghe các bậc cao niên trong làng kể lại rằng, tháng 9/1969, sau khi nghe tin Bác Hồ mất, người dân Cẩm Thành đã lập bàn thờ và tổ chức lễ truy điệu bác tại thôn Tân Vĩnh Cần để người dân trong xã và các xã lân cận đến thắp hương tiễn biệt Bác”.

Một thôn ở Hà Tĩnh huy động hơn 2 tỷ đồng xây dựng địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống

Vào các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh hoặc địa phương, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Cẩm Thành đều tổ chức dâng hương tưởng niệm, báo công trước bàn thờ Bác Hồ trong khuôn viên đền Làng Cần.

Với những dấu ấn lịch sử như vậy, bao năm trôi qua, nhiều thế hệ người dân Tân Vĩnh Cần vẫn luôn đau đáu với việc xây dựng đền thờ nhằm phát huy và lưu giữ giá trị lịch sử, giáo dục truyền thống cho thế hệ sau.

Đến năm 2013, cùng với công cuộc xây dựng nông thôn mới, thôn Tân Vĩnh Cần đã huy động nguồn lực người dân trong và ngoài thôn, kết nối xã hội hóa từ con em xa quê xây dựng nên đền Làng Cần.

Theo ông Mai Văn Tường - Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, để quá trình xã hội hóa nguồn lực đạt hiệu quả, các thế hệ cán bộ thôn và nhiều con em xa quê thành đạt đã tâm huyết lên kế hoạch chi tiết, thiết kế xây dựng công trình đền làng.

Sau khi có bản thiết kế công trình, việc kêu gọi nguồn lực bắt đầu được triển khai với tinh thần ai có công góp công, ai có của góp của. Lúc này, thôn vừa kêu gọi từ bà con nhân dân trong thôn, vừa lập thư ngỏ kêu gọi con em xa quê khắp mọi miền Tổ quốc. Mỗi giai đoạn, quá trình thực hiện, mọi nguồn thu chi luôn được cán bộ thôn công khai, minh bạch và có sự giám sát chặt chẽ của người dân.

Một thôn ở Hà Tĩnh huy động hơn 2 tỷ đồng xây dựng địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống

Đền Làng Cần hiện đã hoàn thành giai đoạn 1 với nguồn lực xã hội hóa hơn 2 tỷ đồng.

Miệt mài suốt nhiều năm qua, đến nay, công trình lịch sử văn hóa tâm linh đền Làng Cần được hoàn thành xây dựng giai đoạn 1 với tổng kinh phí xã hội hóa hơn 2 tỷ đồng trên diện tích gần 3.000 m2.

Đền bao gồm các hạng mục chính gồm: Thượng điện thờ công chúa Bảo Hòa (con gái của vua Lý Công Uẩn); Trung điện thờ Bác Hồ (đặt tượng thờ và bàn thờ); hai bên cánh tả hữu thờ Đức thánh cô, Đức thánh cậu; hạ điện thờ cộng đồng. Hiện nay, đền Làng Cần được người dân thôn Tân Vĩnh Cần quản lý, chăm sóc, bảo vệ.

Để tiếp tục làm đẹp cảnh quan khuôn viên đền làng, dự án đang xây dựng kế hoạch tiếp tục kêu gọi xã hội hóa nguồn lực, dự kiến kêu gọi hơn 1 tỷ đồng để thực hiện các hạng mục, công trình như: xây dựng hàng rào; đường vào đền; trồng cây xanh…

Một thôn ở Hà Tĩnh huy động hơn 2 tỷ đồng xây dựng địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống

Đoàn viên thanh niên trong thôn thường xuyên đến vệ sinh khuôn viên đền Làng Cần.

Đền Làng Cần được hoàn thành không chỉ trở thành địa điểm lưu giữ, giáo dục các giá trị lịch sử mà còn trở thành địa chỉ đỏ cho người dân trong xã. Vào các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh hoặc địa phương, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Cẩm Thành đều tổ chức dâng hương tưởng niệm, báo cáo, báo công trước bàn thờ Bác Hồ trong khuôn viên đền Làng Cần.

Một thôn ở Hà Tĩnh huy động hơn 2 tỷ đồng xây dựng địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống

Tượng thờ Bác Hồ ở đền Làng Cần còn là nơi thể hiện tình cảm thiêng liêng của người dân Cẩm Xuyên đối với vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc.

Tượng thờ Bác Hồ ở đền Làng Cần còn là nơi thể hiện tình cảm thiêng liêng của người dân Cẩm Xuyên đối với vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc. Hơn thế, đây còn là nơi chốn để những người con xa quê có nơi để nhớ, để trở về và là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

Một thôn ở Hà Tĩnh huy động hơn 2 tỷ đồng xây dựng địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống

Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Cẩm Thành luôn nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng phát triển giàu mạnh.

Ông Nguyễn Huy Bình, người dân thôn Tân Vĩnh Cần bày tỏ: “Với người dân chúng tôi, đền Làng Cần là niềm tự hào, là địa chỉ để nhắc nhở thế hệ sau biết đến cội nguồn và những dấu mốc quan trọng của làng. Mỗi lần đến đền, thắp hương trước tượng Bác, chúng tôi như được gần Bác hơn, lắng nghe lời căn dặn của Bác để cùng nhau chung sức xây dựng thôn đoàn kết, phát triển”.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.