Thạch Hà khởi động mục tiêu 3.240 tấn thủy sản nuôi trồng

(Baohatinh.vn) - Người nuôi trồng thủy sản ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang gấp rút “khởi động” cho mục tiêu 3.240 tấn thủy sản nuôi trồng cả năm, trong đó vụ xuân hè sắp tới đóng vai trò chính.

bqbht_br_dji-0024-copy.jpg
Khu nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao của Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Hồng Anh (xã Mai Phụ) sẵn sàng vào vụ nuôi mới trong năm.

Sau vụ tôm đông xuân thắng lợi, anh Lê Đình Hoàng ở TDP Xuân Hòa (thị trấn Lộc Hà) đang gấp rút xử lý môi trường ở ao lắng, vệ sinh các bể xi măng trong 2 khu nhà nuôi (rộng 600m2), bảo dưỡng hệ thống máy phát điện, lau chùi hệ thống sục khí và quạt tạo guồng. Xong các công đoạn đó, ao hồ sẽ được phơi khô 1 tuần và tiêu độc khử trùng toàn bộ bể nuôi, hồ cấp nước nhằm ngăn chặn dịch bệnh phát sinh khi nuôi vụ mới.

Việc chuẩn bị tích cực, chủ động, kỹ càng này không chỉ giúp anh Hoàng hướng tới vụ tôm xuân hè thắng lợi mà còn có ý nghĩa quyết định đến tiến độ xuống giống, kết quả các vụ nuôi sau này như: hè thu, thu đông, đông xuân…

bqbht_br_1-copy.jpg
Các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng bằng bể xi măng trong nhà ở thị trấn Lộc Hà đang gấp rút "vét" bể để kịp tiến độ vụ sản xuất mới.

Anh Hoàng cho biết: “Chúng tôi đang tập trung đẩy nhanh tiến độ dọn dẹp, xử lý ao hồ để khoảng 15 – 20 ngày nữa sẽ thả lứa giống mới. Đây là vụ sản xuất chính trong năm nên gia đình dự kiến thả nuôi 20 – 30 vạn giống tôm thẻ chân trắng. Hướng tới vụ nuôi thắng lợi, an toàn, những ngày tới, tôi sẽ tập trung liên hệ đặt giống, thức ăn, dự trữ nguồn nước và sẵn sàng bổ sung các loại khoáng chất trong nước bằng vôi, Caxi carcbonate CaCO3, Dolomite… Trong vụ chính này, tôi sẽ phấn đấu thu về khoảng 4 - 4,5 tấn tôm thương phẩm để tạo cơ sở cho mục tiêu đạt 8 - 9 tấn tôm thương phẩm trong cả năm”.

Tại khu vực Hà Lầm (xã Thạch Sơn), anh Nguyễn Doãn Bản cùng các nhiều hộ nuôi trồng thủy sản khác cũng đang gấp rút xả nước đọng trong ao nuôi, sửa soạn lại bạt bao quanh bờ ao, gia cố bờ đê, hút bùn đáy ao, vớt rong rêu.

bqbht_br_20201003-154946-copy.jpg
Người nuôi trồng ở vùng Hà Lầm (Thạch Sơn) đắp bờ, phủ bạt để nuôi xen canh tôm, cua đảm an toàn, hiệu quả.

Anh Bản cũng thuê mượn thêm người để cắt cỏ dại trên mặt đê, kiểm tra an toàn lưới điện, bảo dưỡng mô tơ quạt guồng tạo ô xi, chuẩn bị tài chính, chuẩn bị các loại vật tư và con giống… Theo kế hoạch, khoảng 7 – 12 ngày nữa, anh sẽ lấy nước nuôi vụ xuân hè ở 3 ao rộng 1,5 ha với dự kiến nuôi quảng canh cải tiến 1 ao tôm sú xen cua, 1 ao tôm thẻ xen cá đối và 1 ao cá chim vây vàng… Với phương thức nuôi gối vụ, lấy ngắn nuôi dài, năm nay, anh Bản phấn đấu thu về 1,5 tấn tôm các loại, 5 tạ cua, 7 tạ cá.

bqbht_br_dsc-3804-copy.jpg
Người dân nuôi trồng vùng nước mặn lợ Thạch Mỹ dọn đáy ao, vớt rong rêu chuẩn bị xuống giống vụ nuôi xuân hè.

Toàn huyện Thạch Hà có 935,5 ha diện tích nuôi trồng thủy sản (265,5 ha mặn lợ, 670 nước ngọt) và đang phấn đấu sản lượng nuôi trồng năm nay sẽ đạt 3.240 tấn. Thời điểm này, người nuôi trồng vùng mặn lợ đang tập trung chuẩn bị để đảm bảo sản xuất vụ xuân hè đúng lịch, tạo thuận lợi cho các vụ nuôi tiếp theo trong năm.

Theo đó, các xã ven biển, ven cửa sông như: Thịnh Lộc, thị trấn Lộc Hà, Thạch Châu, Mai Phụ, Thạch Mỹ, Thạch Sơn, Thạch Long và thị trấn Thạch Hà sẽ nuôi 105 ha tôm, 158 ha nhuyễn thể (hến, hàu, ốc), 2,5 ha các loại khác (cua, cá chẽm, cá hồng mỹ, cá đối…) và 5.211m3 lồng bè trên hạ du sông Nghèn (cá nước mặn lợ), phấn đấu cả năm đạt 2.234 tấn thủy sản các loại; riêng vụ xuân hè chiếm khoảng ½ tổng sản lượng.

Ngoài ra, các hộ nuôi nước ngọt (670 ha) theo phương thức quảng canh, ở vùng nội địa (nhiều nhất là Thạch Kênh, Thạch Ngọc, Lưu Vĩnh Sơn, Hồng Lộc…) cũng đang gấp rút vào vụ sản xuất mới với mục tiêu đạt sản lượng 1.006 tấn cá truyền thống như: trắm, trôi, mè, chép, rô phi đơn tính…

bqbht_br_dsc-4228-copy.jpg
Người nuôi trồng nhuyễn thể ở xã Mai Phụ chuẩn bị giá thể để nuôi hàu tự nhiên.

Dự báo, năm nay, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ở Thạch Hà sẽ bị tác động bởi biến đổi khí hậu, thiên tai, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, hạ tầng sản xuất xuống cấp, giá cả vật tự đầu vào có xu thế tăng, giá bán sản phẩm không ổn định... Trước tình hình đó, Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Thạch Hà tập trung bám sát cơ sở để chỉ đạo, phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương trong việc quán triệt lịch thời vụ, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ người dân lựa chọn giống chất lượng; tăng cường quản lý môi trường nuôi và dịch bệnh, nhất là các bệnh ở tôm (đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, vi bào tử trùng); đẩy mạnh ứng dụng KHKT, khuyến khích nuôi thâm canh sử dụng chế phẩm sinh học, nuôi trong nhà…

bqbht_br_dsc-9231-copy.jpg
Các hồ nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao, nuôi 2 - 3 giai đoạn ở Thạch Hà đã sẵn sàng cho vụ xuân hè.

Chị Nguyễn Thị Duyên - cán bộ Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Thạch Hà cho biết: Để đạt mục tiêu đạt 3.240 tấn thủy sản nuôi trồng cả năm, phòng đã tham mưu UBND huyện xây dựng và ban hành "Đề án Khai thác và nuôi trồng thủy sản năm 2025", trong đó nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp sản xuất. UBND huyện cũng đã có văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các phòng, ngành chức năng, các địa phương tổ chức triển khai thực hiện tốt đề án sản xuất, nhất là các nội dung trong lĩnh vực nuôi trồng. Hiện nay, người nuôi trồng trong toàn huyện Thạch Hà đang hoàn tất chuẩn bị thả nuôi vụ mới với nhiều kỳ vọng. Phòng Nông nghiệp và Môi trường, Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện cùng các địa phương theo dõi sát tình hình sản xuất, kịp thời hướng dẫn, xử lý vướng mắc nếu có.

Đọc thêm

Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Chăn nuôi hươu sao đang mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế cho người dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khi nhiều địa phương nhân rộng mô hình theo tổ hợp tác, hợp tác xã...
Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.