(Baohatinh.vn) - Nếu trưa 8/4, chỉ mới 2 hộ có giếng bị nhiễm dầu thì đến chiều nay (9/4), hiện tượng “kỳ lạ” này đã xảy ra tại 13 hộ ở xã Hương Trạch (Hương Khê - Hà Tĩnh). Thiếu nước sinh hoạt, cuộc sống người dân nơi đây bị xáo trộn...
Dầu trong giếng nước sinh hoạt được người dân thôn Tân Phúc, xã Hương Trạch (Hương Khê - Hà Tĩnh) đưa lên với số lượng lớn
Chị Thái Thị Hiên (thôn Tân Phúc) cho hay: “Từ trưa qua tới giờ, chúng tôi đã múc lên hàng trăm lít dầu và hiện lượng dầu trong giếng còn rất nhiều. Dầu xâm chiếm giếng khiến cuộc sống của gia đình tôi bị đảo lộn. Không có nước sinh hoạt, chúng tôi phải đi hơn 2 km xin nước sạch...".
“Mùi dầu nồng nặc khắp nhà, hai con tôi rơi vào trạng thái buồn nôn và mệt mỏi. Chúng tôi rất lo ngại tình trạng này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe”. Nhà tôi trồng khoảng 200 cây dó trầm. Khoảng 2 tuần lại đây, một số cây dó trầm bị chết không rõ nguyên nhân. Chúng tôi lo ngại dó trầm chết cũng do mạch nước ngầm bị ô nhiễm dầu” – chị Hiên lo lắng.
Để có nước sinh hoạt, gia đình chị Thái Thị Hiên phải đi hơn 2 km để xin nước sạch
Anh Nguyễn Xuân Doãn ở cùng thôn, cho biết: “Giếng nhà tôi hiện cũng đã xuất hiện dầu xâm chiếm. Để có nước ăn uống, chúng tôi phải đi xin từng can nước ở vùng xa. Điều chúng tôi lo ngại nữa là khi nguồn nước ngầm bị ô nhiễm sẽ khiến cho số diện tích cam, bưởi Phúc Trạch và dó trầm trên địa bàn bị ảnh hưởng. Lúc đó, kinh tế gia đình không biết dựa vào đâu?”
Tình trạng này đã khiến cuộc sống người dân thôn Tân Phúc bị đảo lộn. Họ mong muốn, trước khi tìm ra nguyên nhân thì chính quyền địa phương cần tạo điều kiện để sớm có nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt.
Trao đổi với phóng viên, ông Dương Hữu Thọ - Phó trưởng ban Mặt trận thôn Tân Phúc – xã Hương Trạch cho biết: “Hiện tượng dầu nhiễm vào giếng nước sử dụng ăn uống, sinh hoạt của người dân trong thôn đến thời điểm này đã lan rộng. Qua khảo sát, thôn Tân Phúc hiện đã có 13 hộ có giếng bị nhiễm dầu. Chính quyền địa phương đã lấy mẫu xét nghiệm và bước đầu xác nhận đây là dầu diezel còn mới. Số dầu người dân lấy lên từ giếng dễ dàng bắt lửa”.
Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.
Suốt chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên) đã nỗ lực vượt khó, vươn lên tốp đầu trong ngành GD&ĐT Hà Tĩnh.
Theo thông tin từ Đài khí tượng thuỷ văn tỉnh, từ ngày 4-8/10 trên địa bàn Hà Tĩnh sẽ có mưa lớn từ 200 - 400mm, có nơi trên 500mm, người dân cần đặc biệt đề phòng.
Hội Khuyến học tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp nhận từ các nhà tài trợ nguồn kinh phí 3 tỷ đồng cho Quỹ “Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào học đại học”.
Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Bệnh viện K xây dựng cơ sở 4 diện tích 8,6 ha theo hướng kỹ thuật cao, trang bị máy xạ trị proton tiên tiến nhất trị giá 4.200 tỷ đồng để điều trị ung thư thần kinh, phổi.
Lễ hội Costume Party là sân chơi lý thú, nơi các bạn nhỏ Trường Mầm non Trí Đức và Trường Mầm non Trí Đức 2 (TP Hà Tĩnh) được hóa thân thành những nhân vật, những loại củ quả, những con vật đáng yêu...
Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Các cơ sở y tế Hà Tĩnh không ngừng nâng cao năng lực xét nghiệm phát hiện sớm, đúng các bệnh lý, hỗ trợ đắc lực công tác điều trị và phòng, chống dịch bệnh.
Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Để giảm nghèo hiệu quả, bền vững, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) xác định việc hỗ trợ phải dựa trên nhu cầu của người dân và tiềm năng, lợi thế của địa phương khi triển khai các dự án.
Cuộc thi tranh biện - hùng biện “Tiếng nói Xanh” mùa 2 đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng hàng nghìn học sinh sau hành trình roadshow đầy sôi động từ Bắc vào Nam.
Trại giam Xuân Hà (đóng trên địa bàn Hà Tĩnh) luôn nỗ lực tạo môi trường thuận lợi để các phạm nhân thực hiện tốt việc chấp hành án, cải tạo tốt để sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Thời gian qua, Ủy ban MTTQ Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các địa phương giảm nghèo nên tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn giảm mạnh.
Khắc phục những khó khăn của một huyện miền núi, các trường học ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục, hướng tới sự phát triển toàn diện cho học sinh.
Phiên giao dịch việc làm tại huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) thu hút 250 đoàn viên thanh niên, người lao động tham gia tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng và cơ hội làm việc mới.
Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Hungary cùng lãnh đạo chính quyền quận 4, Thủ đô Budapest, Hungary và Sở LĐ-TB&XH đã có nhiều trao đổi về cơ hội, triển vọng hợp tác đưa người lao động Hà Tĩnh sang làm việc tại Hungary.
Sau 10 năm dân ca ví, giặm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, các trường học ở Hà Tĩnh đã có nhiều hoạt động để những làn điệu của cha ông luôn lan tỏa, trường tồn.
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu trao đổi với báo chí về Kế hoạch khảo sát, đánh giá sự hài lòng của cá nhân, tổ chức và DN đối với sự phục vụ của ngành BHXH Việt Nam năm 2024.
Đề thi tham khảo được công bố sớm hơn gần 5 tháng giúp các trường học ở Hà Tĩnh chủ động trong quá trình dạy học và ôn tập nhằm chuẩn bị tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.