Theo chân nông dân Hà Tĩnh đội đèn đi cạo nhựa thông tránh nắng

(Baohatinh.vn) - Một ngày làm việc bắt đầu từ 2h sáng; vất vả, nhọc nhằn nhưng những người sống bằng nghề khai thác nhựa thông ở xã Nam Điền, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) vẫn cố bám nghề.

Clip: Một đêm khai thác nhựa thông của anh Lê Trung Thành

Khi mọi người đang yên giấc ngủ, thì anh Lê Trung Thành ở thôn Lâm Hưng, xã Nam Điền, huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh tỉnh giấc chuẩn bị đồ nghề lên rừng “cuốc” (cạo) nhựa thông.

Đã hơn 3 tháng nay, ngày nào cũng vậy, cứ 2h sáng, anh Thành lại bắt đầu công việc cạo nhựa thông.

Theo chân nông dân Hà Tĩnh đội đèn đi cạo nhựa thông tránh nắng

Để tránh nắng nóng gay gắt, cứ 2h sáng, anh Thành bắt đầu lên rừng khai thác nhựa thông

Đồ nghề của anh Thành khá đơn giản, chỉ gồm một chiếc cuốc, lưỡi được mài sắc như dao, một chiếc xô và một chiếc đèn soi. Chuẩn bị xong mọi thứ, anh gắn đèn lên đầu và cuộc hành trình xuyên đêm bắt đầu…

Giữa không gian tối mịt mù, xa xa thấp thoáng vài ánh đèn le lói, anh Thành tâm sự, đi “cuốc” nhựa thông đêm khuya buồn lắm, việc ai người nấy làm, không ai trò chuyện với ai cả.

Mặc dù đã gắn bó lâu với nghề nhưng anh vẫn không hết cảm giác lạc lõng một mình trong rừng khuya u tịch.

Theo chân nông dân Hà Tĩnh đội đèn đi cạo nhựa thông tránh nắng

Anh Thành chăm chú theo từng nhát cuốc.

Làm việc trong điều kiện không mấy dễ chịu, người luôn ướt đẫm mồ hôi nhưng bàn tay anh Thành vẫn thoăn thoắt với chiếc cuốc chuyên dụng.

Từ vết cuốc trên thân cây, những giọt nhựa trắng đục bắt đầu lóc tóc chảy xuống chiếc bát hứng sẵn. Khi bát đầy nhựa, sẽ được đổ vào xô đem về nhà.

Theo chân nông dân Hà Tĩnh đội đèn đi cạo nhựa thông tránh nắng

Muốn thu được nhiều nhựa, đòi hỏi người thợ “cuốc” phải có nhiều kinh nghiệm

Gần 18 năm gắn bó với nghề, anh Thành đã trở thành tay cạo nhựa thông nhiều kinh nghiệm. Dù trong đêm tối, anh vẫn nhớ rõ từng lối đi, từng cây thông một.

“Tôi cũng không nhớ trên người có bao nhiêu vết sẹo do cành cây, gai gốc cứa rách; những lần “vồ ếch” khi một mình bước mò mẫm trong đêm tối trên lớp lá thông rụng đan dày", anh Thành chia sẻ.

Theo chân nông dân Hà Tĩnh đội đèn đi cạo nhựa thông tránh nắng

Hiện anh Thành đang chăm sóc, khai thác 600 cây thông có độ tuổi từ 25-30 năm

Hiện gia đình anh Thành đang nhận khoán chăm sóc, khai thác hơn 600 cây thông từ 25 đến 30 năm tuổi với diện tích gần 2 ha từ Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ.

Anh Thành cho biết, cây thông có thể khai thác nhựa quanh năm. Vào những ngày nắng nóng, người làm thông phải thường lên rừng từ 2h sáng, đến 6 - 7h sáng thì nghỉ để tránh nắng.

Theo chân nông dân Hà Tĩnh đội đèn đi cạo nhựa thông tránh nắng

2 năm nay, nhựa thông xuống giá nên không ít người đã bỏ khai thác

Nhọc nhằn, vất vả là vậy nhưng thu nhập từ nghề khai thác nhựa thông cũng chẳng được là bao. Vài năm trước giá nhựa thông cao, từ 20-30 nghìn đồng/kg nên rất nhiều người khai thác nhựa. Nhưng 2 năm trở lại đây, giá khi cao nhất cũng chỉ được 15 nghìn đồng/kg nên cả thôn hiện chỉ còn 10 người giữ được nghề.

Theo chân nông dân Hà Tĩnh đội đèn đi cạo nhựa thông tránh nắng

Mỗi lần đi khai thác thông về, anh Thành tranh thủ mài lưỡi cuốc để chuẩn bị cho chuyến đi đêm hôm sau

“Với 600 cây thông cho khai thác nhựa, sau khi trừ nộp sản lượng khoán cho Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, thì 1 năm tôi thu nhập khoảng 50 triệu đồng”, anh Thành chia sẻ.

Chủ đề Làng nghề LĐVL

Đọc thêm

Xứng danh "Doanh nghiệp vì người lao động"

Xứng danh "Doanh nghiệp vì người lao động"

Thực hiện đầy đủ chế độ theo quy định, đảm bảo việc làm, thu nhập cho công nhân, các doanh nghiệp ở Hà Tĩnh đang nỗ lực để xứng đáng với danh hiệu “Doanh nghiệp vì người lao động”.