Thứ trưởng Bộ GTVT lý giải đề xuất thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư

Thứ trưởng Bộ GTVT khẳng định, việc tính mức thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư được thực hiện kỹ lưỡng, đảm bảo khả năng chi trả của người dân.

Ngày 5/8, tại cuộc họp báo Chính phủ, phóng viên đã đặt câu hỏi đề nghị Bộ Giao thông vận tải (GTVT) lý giải về đề xuất thu phí hệ thống cao tốc do Nhà nước đầu tư bằng ngân sách, mức thu và mục đích sử dụng nguồn thu này.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết, trong dự thảo Luật Giao thông đường bộ, Bộ GTVT đã đề xuất thu phí đường cao tốc đầu tư bằng ngân sách.

Trên thế giới nói chung và các nước đang phát triển nói riêng, để đầu tư cho hạ tầng cần huy động rất nhiều phương thức, trong đó có phương pháp Nhà nước đầu tư xây cao tốc rồi thu phí để hoàn vốn.

Thứ trưởng Bộ GTVT lý giải đề xuất thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).

Tại Việt Nam, cơ quan soạn thảo ước tính, đến năm 2030, toàn quốc cần 813.000 tỷ đồng đầu tư cao tốc, trong đó đến năm 2025 cần 393.000 tỷ đồng để hoàn thành 2.000 km và khởi công 925 km. Trong 10 năm tới, ngân sách cần đầu tư 239.000 tỷ đồng xây mới cao tốc, bình quân 24.000 tỷ đồng/năm.

Bên cạnh đó, khi quyết định chủ trương đầu tư các dự án đường cao tốc, đều là dự án quan trọng quốc gia, Quốc hội giao Chính phủ nghiên cứu giải pháp để đầu tư xong thu phí và hoàn vốn.

"Thực hiện nghị quyết của Quốc hội, chúng tôi xây dựng đề án, trong dự thảo Luật Giao thông đường bộ có đưa vào nội dung Nhà nước đầu tư các tuyến đường cao tốc mới. Song song với các tuyến thu phí, sẽ có các tuyến đường quốc lộ, người dân hoàn toàn có quyền lựa chọn đi cao tốc hoặc đường quốc lộ", ông Huy nói.

Thứ trưởng Bộ GTVT khẳng định: "Chúng tôi đã tính toán lợi ích mang lại khi các phương tiện đi trên cao tốc nhanh hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn. Từ các chi phí nhiên liệu, chi phí vận hành, khai thác, lợi ích mang lại, chúng tôi sẽ tính toán mức thu phí đảm bảo chi trả của người dân".

Về mục đích sử dụng nguồn thu từ phí này, ông Huy cho biết, tiền thu được sẽ để nộp ngân sách, phục vụ đầu tư hạ tầng và các nhiệm vụ chi khác của Trung ương. Sau khi trừ đi chi phí thu phí, chi phí vận hành sẽ nộp lại ngân sách, cân đối với mục tiêu của ngân sách Trung ương.

"Với các tuyến cao tốc đang đầu tư cũng thực hiện theo chủ trương này. Để xác định mức thu phí thế nào, chúng tôi sẽ xác định tác động, lợi ích mang lại và đánh giá khả năng chi trả của người dân của từng dự án trên cơ sở đó mức phí phải xây dựng một cách khoa học và có lấy ý kiến các cơ quan liên quan", Thứ trưởng Bộ GTVT nói.

Theo baogiaothong.vn

Đọc thêm

Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Đại diện Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) lý giải cụ thể về việc một lượng lớn sản phẩm sữa giả "tuồn" ra thị trường trong thời gian dài mà không bị phát hiện. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 17/4 của Báo Hà Tĩnh.
Hải sản dồi dào trước mùa du lịch biển

Hải sản Hà Tĩnh dồi dào đón mùa du lịch biển

Những ngày qua, thời tiết khá thuận lợi cho hoạt động đánh bắt hải sản. Hải sản dồi dào, giá bán tăng khá nên ngư dân phấn khởi vươn khơi, bám biển. Đặc biệt, hiện nay đang chuẩn bị bước vào mùa du lịch biển nên sức tiêu thụ các loại hải sản cũng bắt đầu tăng.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh: “Để về đích mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025, đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị lớn đang đặt ra, cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp Hà Tĩnh cùng đồng lòng, quyết tâm, nỗ lực khai thác tối đa mọi cơ hội...”.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Bài toán để các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, tM-DV và nông nghiệp tăng thêm điểm phần trăm về tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung cả năm từ 8% được các cấp, ngành tập trung tìm lời giải với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.