Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa ở Hà Tĩnh năm 2020 đạt hơn 40.800 tỷ đồng

(Baohatinh.vn) - Vượt qua ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2020 của Hà Tĩnh vẫn duy trì đà tăng trưởng, ước đạt hơn 40.853,84 tỷ đồng, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa ở Hà Tĩnh năm 2020 đạt hơn 40.800 tỷ đồng

Dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các siêu thị vẫn đáp ứng nguồn hàng ổn định, phục vụ khách hàng mua sắm.

Trong cơ cấu doanh thu bán lẻ hàng hóa, 2 nhóm ngành lương thực, thực phẩm và ô tô có mức tăng cao, ổn định nhất. Theo đó, lương thực, thực phẩm đạt hơn 18.974,24 tỷ đồng, tăng 21,34%; ô tô đạt gần 4.253,88 tỷ đồng, tăng 46,87%.

Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa ở Hà Tĩnh năm 2020 đạt hơn 40.800 tỷ đồng

Ô tô là một trong những ngành hàng bán lẻ có mức tăng trưởng cao nhờ chính sách giảm 50% thuế trước bạ cho xe ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.

Theo đánh giá của Cục Thống kê, nhìn chung, trong năm 2020, hoạt động thương mại nói riêng và tình hình kinh tế tỉnh Hà Tĩnh nói chung gặp nhiều khó khăn. Dịch bệnh và thiên tai là yếu tố chính ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa tiêu dùng. Kinh tế khó khăn, thu nhập của người dân bị ảnh hưởng, kéo theo sức mua giảm theo.

Tuy nhiên, với việc kiểm soát tốt dịch Covid-19, thị trường bán lẻ đang dần phục hồi, duy trì mức tăng trưởng khá, đặc biệt là trong các tháng cuối năm nhờ nhu cầu tiêu dùng tăng, các doanh nghiệp, cửa hàng tăng cường các hình thức khuyến mại, kích cầu mua sắm.

Cùng với đó, tình hình hoạt động thương mại của tỉnh cũng có sự chuyển biến cơ bản về phương thức hoạt động, chủng loại hàng hóa kinh doanh. Trong những năm gần đây, người tiêu dùng có xu hướng chuyển việc mua sắm từ các chợ, trung tâm thương mại truyền thống sang điểm bán lẻ quy mô lớn, cửa hàng tiện ích, siêu thị...

Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa ở Hà Tĩnh năm 2020 đạt hơn 40.800 tỷ đồng

Giá thịt lợn tại thị trường Hà Tĩnh sẽ được tăng cường kiểm soát vào thời điểm cuối năm.

Để đảm bảo cho hoạt động mua sắm của người dân vào dịp cuối năm, các ngành, đơn vị, địa phương cần chủ động thực hiện dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường; tăng cường thông tin dự báo nhằm cân đối cung cầu hàng hóa các mặt hàng thiết yếu, nhất là giá thịt lợn; kiểm soát thị trường, chống buôn lậu hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.

Chủ đề Thị trường, Thương mại - Dịch vụ

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast