Một huyện ở miền Đông Trung Quốc đang treo thưởng 1.000 nhân dân tệ (3,3 triệu đồng) cho các cặp đôi kết hôn, nếu cô dâu dưới 25 tuổi.
Theo hãng tin Reuters (Anh), đây là biện pháp mới nhất nhằm khuyến khích giới trẻ kết hôn, trong bối cảnh tỷ lệ sinh giảm gây ra ngày càng có nhiều lo ngại.
Thông báo được công bố trên tài khoản Wechat chính thức của huyện Trường Sơn, tỉnh Chiết Giang. Phần thưởng này nhằm thúc đẩy việc “kết hôn và sinh con phù hợp với lứa tuổi” cho những cuộc hôn nhân lần đầu. Ngoài ra, chính quyền cũng công bố phần thưởng bao gồm nhiều khoản trợ cấp chăm sóc trẻ em, sinh sản và giáo dục cho các cặp vợ chồng có con.
Trung Quốc thưởng tiền cho các cặp đôi kết hôn, nếu cô dâu dưới 25 tuổi. Ảnh minh họa - Nguồn: Getty
Lo ngại về đợt sụt giảm dân số đầu tiên trong 6 thập kỷ và dân số già đi nhanh chóng, giới chức Trung Quốc đang khẩn trương thử nghiệm một loạt biện pháp nhằm thúc đẩy tỷ lệ sinh, bao gồm khuyến khích tài chính và cải thiện các cơ sở chăm sóc trẻ em.
Trung Quốc giới hạn độ tuổi kết hôn hợp pháp đối với nam giới là 22 và đối với nữ là 20, nhưng số lượng các cặp đôi kết hôn đang giảm dần.
Theo dữ liệu công bố hồi tháng 6, tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đạt mức thấp kỷ lục vào năm 2022, chỉ ở mức 6,8 triệu, thấp nhất kể từ năm 1986. Số lượng cặp đôi kết hôn trong năm ngoái ít hơn 800.000 so với năm 2021.
Truyền thông nhà nước đưa tin tỷ lệ sinh của Trung Quốc, vốn đã thuộc hàng thấp nhất thế giới, ước tính sẽ giảm xuống mức thấp kỷ lục 1,09 vào năm 2022.
Chi phí chăm sóc con cái cao và lo ngại ảnh hưởng đến sự nghiệp đã khiến nhiều phụ nữ không muốn sinh con hoặc không muốn sinh thêm con. Ngoài ra, phân biệt giới tính và định kiến truyền thống về việc phụ nữ chăm sóc con cái vẫn còn phổ biến khắp cả nước.
Niềm tin tiêu dùng thấp và mối lo ngại ngày càng tăng về khả năng phục hồi kinh tế Trung Quốc cũng là những yếu tố chính khiến giới trẻ không muốn kết hôn và sinh con.
Không chỉ dùng trong năm mới hay khai trương, lời chúc "phát tài, phát lộc" phiên bản Gen Z còn được ứng dụng trong nhiều dịp khác, mang ý nghĩa tích cực.
Ông Sokusekisai Oyama, được biết đến là “vua mì ăn liền” của Nhật Bản, đã trở thành người nổi tiếng và gây dựng sự nghiệp thành công từ việc ăn mì ăn liền ít nhất một lần một ngày trong hơn ba thập kỷ.
Mỗi ngày ở công ty của Bảo Minh thường chỉ có hai tiếng "làm việc" thực sự bằng cách dùng ChatGPT soạn 8 nội dung để đăng fanpage, 6 tiếng còn lại để xem phim.
19h hàng ngày tại hơn 1.600 siêu thị trên khắp Tây Ban Nha, hàng trăm người trẻ xếp hàng dọc theo lối đi để tìm bắt đầu quá trình tìm đối tượng hẹn hò.
Châu Á được dự báo sẽ là nơi bùng nổ mạnh nhất của "nền kinh tế độc thân" (singles economy), và các doanh nghiệp đang thay đổi để chiếm lấy thị trường béo bở này.
Vừa qua, thế giới đã chứng kiến màn trình diễn đầy dũng cảm và bất ngờ khi bà Manette Baillie, một phụ nữ 102 tuổi đến từ ngôi làng Benhall Green ở phía Đông vùng England, nước Anh, đã thực hiện cú nhảy dù ngoạn mục từ độ cao hơn 2.100 m.
Trung Quốc đã đưa ra một dự thảo luật sửa đổi sẽ giúp các cặp đôi dễ dàng đăng ký kết hôn hơn, trong khi việc nộp đơn xin ly hôn sẽ trở nên khó khăn hơn.
Ít ai nghĩ rằng, từ một loài côn trùng phổ biến, những con kiến nhỏ bé lại có thể trở thành thú cưng được nhiều người săn lùng, tạo nên một trào lưu nuôi kiến độc đáo ở Việt Nam.
Zhang Sixuan, bé gái 9 tuổi sống tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, đã đánh bại một số võ sư kungfu ưu tú nhất thế giới để giành danh hiệu “Ngôi sao võ thuật Thiếu Lâm” tại Đại hội thể thao Thiếu Lâm thế giới năm nay.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, luật cấm nuôi chó để giết mổ lấy thịt cũng như phân phối và bán thịt chó hoặc các loại thực phẩm có thành phần thịt chó đã chính thức có hiệu lực tại Hàn Quốc ngày 7/8.
Ban tổ chức đã sắp xếp để làm sao sau khi các vận động viên trở về “làng”, thứ chào đón họ chính là mùi thơm nức khó cưỡng của những chiếc bánh mới ra lò.
Nữ sinh 17 tuổi kiện chính quyền thành phố Sapporo, Nhật Bản vì ngôi trường em theo học không có biện pháp giải quyết việc bắt nạt học đường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình học tập của em.
Công trình khổng lồ thời Liên Xô – một cây cầu trọng lượng 60 tấn đã biến mất khỏi Vùng Ryazan của Nga. Cơ quan chức năng Nga đang điều tra vụ trộm cây cầu đường sắt kim loại này.
Khi kiểm tra, các nhân viên hải quan đã phát hiện trong các túi quần của nghi phạm có 6 túi vải chứa rắn sống với đủ loại hình dạng, kích cỡ và màu sắc.