Tổ Tư vấn xây dựng NTM - “Bà đỡ mát tay”

(Baohatinh.vn) - “Mạnh dạn phát triển SXKD - thiếu vốn, thiếu kiến thức hãy đến với chúng tôi”. Đó là “khẩu hiệu” của Tổ Tư vấn chính sách xây dựng nông thôn mới (NTM) và đang dần trở nên quen thuộc, trở thành “bà đỡ mát tay” đối với người nông dân Hà Tĩnh.

Là nông dân chính hiệu, quanh năm cần cù, chịu khó tăng gia sản xuất và làm một số nghề phụ, anh Nguyễn Trọng Sơn ở thôn Quang Sơn (Thạch Đỉnh, Thạch Hà) đã tích lũy được một ít vốn. Anh Sơn dự định đầu tư 1 chiếc máy làm đất, vừa phục vụ sản xuất cho gia đình, vừa kinh doanh phục vụ bà con trong xã. Tuy nhiên, theo anh Sơn, tiền đầu tư máy khá lớn (gần 100 triệu đồng) trong khi vốn tự có mới được hơn 30%.

Anh cũng đang lúng túng chưa biết làm thế nào thì được Tổ Tư vấn chính sách xây dựng NTM của xã giới thiệu về các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất của T.Ư, tỉnh; tận tình hướng dẫn cách làm thủ tục để tiếp cận được các nguồn hỗ trợ. Theo đó, anh Sơn đã được hỗ trợ 40% kinh phí mua máy theo Nghị quyết 90 của HĐND tỉnh. Ngoài ra, anh còn được tổ tư vấn hướng dẫn làm thủ tục để được hỗ trợ 50% lãi suất theo Quyết định 68 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

Tổ Tư vấn xây dựng NTM - “Bà đỡ mát tay” ảnh 1

Mô hình chăn nuôi lợn nái liên kết với doanh nghiệp, quy mô 650 con của ông Nguyễn Trung Đức, ở thôn 1, xã Ân Phú (Vũ Quang) được hỗ trợ từ các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất của tỉnh.

Những vướng mắc tương tự cũng được Tổ Tư vấn chính sách xây dựng NTM xã Đức Lĩnh (Vũ Quang) “hóa giải” cho ông Nguyễn Đình Trí (xóm Tân Hưng). Ông Trí có nhu cầu vay 70 triệu đồng để mua giống, phân bón phát triển 3 ha vườn đồi trồng cam. Suốt ngày bám trang trại nên ông không có thời gian tìm hiểu và tiếp cận các chính sách ưu đãi.

Tuy nhiên, được sự tư vấn của Tổ Tư vấn chính sách xây dựng NTM xã, những khó khăn này từng bước được giải quyết. Ông Trí được cán bộ tổ tư vấn hướng dẫn làm hồ sơ để được hưởng hỗ trợ 50% lãi suất theo Quyết định 23 của UBND tỉnh. Chị Nguyễn Thị Thắng - cán bộ Tổ Tư vấn chính sách xây dựng NTM xã Đức Lĩnh cho biết, từ đầu năm đến nay, đã có 45 hộ vay vốn phát triển sản xuất thông qua sự hướng dẫn của tổ tư vấn. Cán bộ tổ tư vấn còn hướng dẫn bà con kiến thức sản xuất, bảo toàn và phát triển đồng vốn.

Theo ông Trần Huy Oánh - Phó Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh, nhằm khuyến khích, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM, những năm qua, T.Ư và tỉnh đã ban hành khá đồng bộ hệ thống chính sách. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, số hộ được hưởng chính sách chưa nhiều và nhiều hộ có nhu cầu vay vốn nhưng chưa vay được. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do người dân chưa hiểu rõ được chính sách, điều kiện, hồ sơ, thủ tục.

Vì vậy, để giúp người dân tiếp cận các chính sách cũng như vay vốn từ các tổ chức tín dụng được thuận lợi, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh đã chủ trì, chỉ đạo, hướng dẫn thành lập tổ tư vấn chính sách, vay vốn tại các xã. Tổ tư vấn chính sách, vay vốn do xã trực tiếp thực hiện, có sự tham gia của cán bộ Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, huyện, thành phố, thị xã, Sở NN&PTNT, ngân hàng No&PTNT cấp tỉnh, huyện. Người dân được tư vấn trực tiếp tại trụ sở UBND xã và trực tuyến qua điện thoại (số điện thoại các tư vấn viên được niêm yết tại trụ sở UBND xã), qua website tư vấn chính sách (tại địa chỉ tuvanchinhsach.nongthonmoihatinh.vn) về: điều kiện, cách thức xây dựng các mô hình, trình tự, thủ tục, hồ sơ để được hưởng chính sách, vay vốn...

Các chính sách hiện hành của T.Ư, của tỉnh về nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM gồm có: chính sách khuyến khích phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóa chủ lực, chế biến, tiêu thụ, cơ giới hóa nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, xử lý môi trường, thành lập doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác; chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và cho một số đối tượng được ưu đãi khác...

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),