Tôn tạo các nhà thờ họ Nguyễn Huy Trường Lưu để phát huy di sản

(Baohatinh.vn) - Từ nguồn hỗ trợ của chính quyền và xã hội hóa của con cháu, dòng họ Nguyễn Huy xã Trường Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh) đã và đang tu sửa, tôn tạo các nhà thờ họ để lữu giữ, phát huy truyền thống khoa bảng của cha ông.

Tôn tạo các nhà thờ

Năm 2010, được sự hỗ trợ của UBND Hà Tĩnh, dòng họ Nguyễn Huy đã tiến hành tôn tạo nơi thờ tự của Thám hoa Nguyễn Huy Oánh – tác giả của di sản Hoàng Hoa sứ trình đồ ở xã Trường Lộc. Sau hơn 8 năm, một số hạng mục trong nhà thờ như khuôn viên, cổng bị hư hỏng nhiều nên con cháu vận động xã hội hóa để tiếp tục sửa chữa.

Tôn tạo các nhà thờ họ Nguyễn Huy Trường Lưu để phát huy di sản

Năm 2010, nhà thờ Nguyễn Huy Oánh được UBND tỉnh hỗ trợ 150 triệu đồng để tôn tạo

Ông Nguyễn Huy Đệ, tộc trưởng đời thứ 17 dòng họ Nguyễn Huy cho biết: "Dòng họ muốn tôn tạo lại nơi thờ tự của tổ tiên để giáo dục con cháu, từ đó phát huy truyền thống hiếu học của ông cha và hướng tới là địa chỉ để tham quan, giáo dục truyền thống khoa bảng”.

Tôn tạo các nhà thờ họ Nguyễn Huy Trường Lưu để phát huy di sản

Năm 2018, con cháu dòng họ Nguyễn Huy đóng góp tiền để tu sửa, tôn tạo lại những hạng mục đã xuống cấp của nhà thờ Nguyễn Huy Oánh

Ngoài nhà thờ cụ Nguyễn Huy Oánh, năm 2018, nhà nước cũng hỗ trợ dòng họ Nguyễn Huy 120 triệu đồng tôn tạo nhà thờ cụ tổ Nguyễn Uyên Hậu. Con cháu trong dòng họ cũng đã đóng góp được hơn 300 triệu đồng để tiến hành xây dựng từ đường.

Việc tôn tạo các nhà thờ họ được dựa trên những gì nguyên bản, xa xưa nhất để không làm mất đi giá trị truyền thống của dòng họ. Riêng từ đường mới được xây dựng sẽ trở thành nơi trưng bày các sắc phong, câu đối, hoành phi đại tự của con cháu dòng họ Nguyễn Huy.

Tôn tạo các nhà thờ họ Nguyễn Huy Trường Lưu để phát huy di sản

Từ đường nhà thờ cụ tổ Nguyễn Uyên Hậu vừa được xây dựng năm 2018

Giáo sư Nguyễn Huy Mỹ - một hậu duệ của dòng họ Nguyễn Huy chia sẻ: “Tôn tạo các nhà thờ họ Nguyễn Huy để giáo dục truyền thống hiếu học của cha ông được dòng họ và chính quyền địa phương khởi động từ rất lâu. Tuy nhiên, vì không có kinh phí nên chúng tôi không thể thực hiện được cùng một lúc mà phải làm từng bước, đặc biệt là huy động xã hội hóa đóng góp của con cháu trong dòng họ”.

Tại Trường Lộc hiện có 29 nhà thờ họ của dòng họ Nguyễn Huy. Trong đó, 3 nhà thờ là di tích lịch sử cấp quốc gia (nhà thờ Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Hổ) và 3 nhà thờ là di tích lịch sử cấp tỉnh (nhà thờ Nguyễn Uyên Hậu, Nguyễn Huy Cự, Nguyễn Huy Vinh). Các nhà thờ Nguyễn Uyên Hậu, Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự đều đã được hỗ trợ tôn tạo, còn các nhà thờ khác hiện đang xuống cấp, cần được nâng cấp…

Bảo tồn các hiện vật trong các nhà thờ

Các nhà thờ dòng họ Nguyễn Huy không chỉ là nơi thờ cúng tổ tiên mà nơi đây còn lưu giữ rất nhiều sắc phong, câu đối, hoành phi đại tự, bia đá thể hiện truyền thống học hành của con cháu. Theo khảo sát tại các nhà thờ và tư gia con cháu hiện còn lưu giữ 46 sắc phong gốc, hơn 500 câu đối, hoành phi đại tự, 8 bức trướng, 2 bia đá và các bảng gỗ từ thế kỷ XVII – thế kỷ XX.

Tôn tạo các nhà thờ họ Nguyễn Huy Trường Lưu để phát huy di sản

Một sắc phong được lưu giữ tại nhà thờ Nguyễn Huy Oánh

Theo Giáo sư Nguyễn Huy Mỹ, các hiện vật này cần được số hóa, công bố và bảo tồn. “Ngoài việc tôn tạo lại các nhà thờ với mục đích phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ, chúng tôi cũng đang triển khai xây dựng nơi trưng bày các di sản của Trường Lưu. Theo đó, các sắc phong, câu đối, hoành phi đại tự, bức trướng cũng sẽ được trưng bày tại đây để du khách đến tham quan” - giáo sư Nguyễn Huy Mỹ cho hay.

Tôn tạo các nhà thờ họ Nguyễn Huy Trường Lưu để phát huy di sản

Bia đá hình con rùa được lưu giữ tại nhà thờ Nguyễn Huy Oánh

Trong quy hoạch, xã Trường Lộc sẽ sáp nhập với xã Song Lộc. Trụ sở UBND xã Trường Lộc hiện tại sẽ được sử dụng làm trung tâm bảo tồn di sản Trường Lưu và phát triển làng văn hóa du lịch Trường Lưu. Các nhà thờ họ Nguyễn Huy cũng sẽ trở thành một trong những điểm tham quan của du khách.

Chủ đề Di chỉ - Khảo cổ

Đọc thêm

Xuân về cùng mùa hoa

Xuân về cùng mùa hoa

Khi thời gian dần dịch chuyển về những ngày cuối cùng của năm cũ cũng là lúc người trồng hoa, chăm bón cây cảnh ở Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cho một mùa xuân mới.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Tiết mục Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát. Soạn lời: NSND Nguyễn An Ninh. Biểu diễn: Nghệ nhân Văn Sang - Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi. Thơ: Nguyễn Công Trứ. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.