TP Hà Tĩnh chuyển đổi hơn 40 ha đất lúa kém hiệu quả

(Baohatinh.vn) - Thời gian qua, TP Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả sang các mô hình kinh tế cho giá trị cao, bền vững.

Từ đầu năm 2023, nhận thấy tiềm năng phát triển sản xuất tại địa phương, anh Nguyễn Bằng Tấn - Giám đốc HTX Nông nghiệp Đồng Tiến (xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) đã mạnh dạn thuê lại hơn 6 ha đất trồng lúa kém hiệu quả, bỏ hoang nhiều năm của bà con nông dân trên địa bàn để quy hoạch vùng sản xuất theo cánh đồng tập trung.

Sau khi tiến hành phá bờ vùng, bờ thửa, làm lại hệ thống kênh mương, anh Tấn bắt tay vào thực hiện mô hình trồng lúa hữu cơ kết hợp thả nuôi 5 vạn tôm sú, 2 vạn tôm càng xanh.

0X5A1499.jpg
HTX Nông nghiệp Đồng Tiến (xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) thu hoạch lúa trên cánh đồng tập trung vụ xuân 2024.

Với "đòn bẩy" từ các chính sách phát triển nông nghiệp đô thị của TP Hà Tĩnh, anh Tấn cũng đã mạnh dạn đầu tư gần 2 tỷ đồng để mua sắm các loại máy móc phục vụ sản xuất như: hệ thống sản xuất mạ khay, máy cấy, máy gặt đập liên hợp, máy cuộn rơm…

Vụ xuân 2024, những diện tích lúa đầu tiên “nói không" với thuốc, phân hóa học của anh Tấn đã trổ bông, kết hạt và mang về sản lượng lúa đạt trên 20 tấn. Cùng với đó, đây là khu vực sâu trũng, nguồn nước tự nhiên dồi dào nên các loại cá, tôm càng xanh, tôm sú… đều phát triển nhanh, chuẩn bị bước vào đợt thu hoạch tập trung.

Ông Dương Cao Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Môncho biết: “Mô hình của anh Tấn được xây dựng theo hình thức tập trung, tích tụ ruộng đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích. Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục nghiên cứu, chuyển đổi vùng đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản nhằm khai thác được những lợi thế về điều kiện tự nhiên ở địa phương”.

Tại phường Đại Nài, xuất phát từ thực tiễn nhiều vùng đất sản xuất sâu trũng bị bỏ hoang nhiều năm, địa phương đã tích cực vận động, quan tâm đầu tư để một số hộ dân mạnh dạn thuê, mượn lại đất, xây dựng các mô hình mang lại giá trị kinh tế cao.

z5604807259756_6b9f9edced8ec33cf8c3db3502481257.jpg
Anh Lê Văn Hà cải tạo vùng đất hoang hóa, sâu trũng trên địa bàn phường Đại Nài.

Giữa năm 2023, anh Lê Văn Hà (khối 10, phường Đại Nài) đã bắt tay vào cải tạo gần 3 ha đất hoang hóa, sâu trũng tại khu vực khối 10 để sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản (cá tràu, cá chép, ếch, cá rô...) kết hợp trồng cây ăn quả.

Anh Hà chia sẻ: “Đây vốn là khu vực nhiều năm không sản xuất, mặt bằng không đồng đều, nhiều khu vực sụt lún nên khi cải tạo mất rất nhiều công sức, riêng tiền san ủi mặt bằng đã “ngốn” gần 500 triệu đồng. Sau khi xong cơ bản phần mặt bằng, tôi phân ra các khu vực gồm 1,5 ha trồng lúa, hơn 1 ha nuôi trồng thủy sản, còn lại bố trí cây ăn quả, rau củ theo mùa, trồng sen để khai thác vùng nguyên liệu gắn phát triển du lịch".

“Đất không phụ công người”, trên vùng đất toàn lau sậy khi xưa, vụ xuân 2024, sản xuất lúa thắng lợi mang về sản lượng gần 10 tấn, giá trị kinh tế đạt gần 100 triệu đồng cho anh Hà. Các loại cá, ếch đang phát triển tốt và dự kiến sẽ xuất bán trong vài tháng tới.

IMG_7340.jpg
Những đồng lúa xanh mơn mởn vụ hè thu thay thế cho vùng đất hoang hóa, nhiều lau sậy trước kia trên địa bàn TP Hà Tĩnh.

Được biết, TP Hà Tĩnh đã tập trung thực hiện phương án chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả từ 2 - 3 năm trước. Đến nay, theo tổng hợp từ Phòng Kinh tế UBND TP Hà Tĩnh, tổng diện tích chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả trên địa bàn đạt hơn 40 ha (trong đó, chuyển đổi từ đất lúa bỏ hoang là khoảng 27 ha; hơn 13 ha từ đất lúa 1 vụ kém hiệu quả).

Đặc biệt, việc chuyển đổi được xem xét trên cơ sở tận dụng lợi thế riêng có của TP Hà Tĩnh là nguồn nước dồi dào từ các sông như sông Phủ, sông Cày, sông Đông, Rào Cái,... chạy ven đô để xây dựng mô hình kết hợp trồng lúa và nuôi thủy sản theo hướng hữu cơ. Đây là giải pháp tối ưu vừa giúp nâng cao hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ môi trường sinh thái.

Thực tế, nhiều mô hình tại TP Hà Tĩnh sau khi chuyển đổi lợi nhuận tăng gấp hàng chục lần so với chuyên canh, độc canh cây lúa, giảm thiểu được tình trạng đất sản xuất bỏ hoang. Các mô hình như cá - tôm - lúa ở xã Thạch Hạ; lúa - rươi, lúa - cua lông - rạm ở phường Đại Nài; tôm - lúa ở xã Đồng Môn;… đem lại doanh thu cả trăm triệu đồng/ha/vụ.

IMG_7296.jpg
Vùng nuôi trồng thủy sản lúa - cá, lúa - tôm - rạm, lúa - rươi... theo hướng hữu cơ đang được phát triển tại TP Hà Tĩnh mở ra hướng sản xuất mới cho người nông dân.

Việc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản nhằm khai thác được những lợi thế về đất đai, địa hình và điều kiện tự nhiên của từng vùng, địa phương. Đồng thời, vận động người dân thay đổi tư duy, phương thức sản xuất từ quy mô nông hộ sang hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết sản xuất. Từ đó, tạo thuận lợi để phát triển nông nghiệp bền vững, góp phần thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phát triển nông nghiệp đô thị TP Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025.

Trên cơ sở xem xét hiệu quả, các mô hình phù hợp như: lúa - cá, lúa - rươi, lúa - rạm - cá... theo hướng hữu cơ kết hợp với phát triển dịch vụ du lịch sẽ tiếp tục được phát triển trong thời gian tới. Đây cũng là cơ sở hình thành vùng nguyên liệu chất lượng cao để xây dựng thương hiệu gạo và các loại nông sản đặc trưng cho thành phố.

Ông Trần Quang Hưng - Trưởng phòng Kinh tế UBND thành phố Hà Tĩnh.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.