Nông dân TP Hà Tĩnh “sống khỏe” nhờ các mô hình kinh tế

(Baohatinh.vn) - Mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhiều mô hình nông nghiệp của bà con phường Đại Nài (TP Hà Tĩnh) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

35d74ae0cf6d6c33357c copy.jpg
Mô hình nuôi chồn hương của anh Trần Thanh Tiệp ở tổ dân phố 8 (phường Đại Nài).

Tháng 8/2023, sau khi được cấp phép nuôi chồn hương, anh Trần Thanh Tiệp ở tổ dân phố 8 (phường Đại Nài) đã đầu tư gần 4 tỷ đồng để xây dựng chuồng trại và mua 67 con chồn giống về nuôi thử nghiệm. Quá trình nuôi, anh Tiệp nhận thấy, chồn hương sinh trưởng tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Hà Tĩnh.

“Nuôi chồn hương quan trọng nhất là khâu phòng dịch bệnh, do đó quy trình nuôi luôn được gia đình thực hiện theo phương châm “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Đặc biệt, quá trình chồn đang sinh sản, tuyệt đối không cho người lạ vào chuồng. Thức ăn của chồn hương chủ yếu là chuối chín, cá sông, tôm, cua đồng. Mỗi ngày cho ăn 1 lần vào các buổi chiều, do tập tính hoang dã, ban ngày chồn thường ngủ, chỉ thức dậy vào tầm chiều và ban đêm để kiếm ăn” - anh Tiệp cho biết.

Cũng theo anh Tiệp, sau gần 1 năm vừa nuôi vừa đúc rút kinh nghiệm, đến nay anh đã nhân đàn lên gần 110 con. Đặc biệt, gia đình anh vừa xuất bán 40 cặp chồn hương giống 2 tháng tuổi, thu về 400 triệu đồng. Hiện, nhu cầu thị trường về chồn hương giống trên cả nước rất lớn, luôn trong tình trạng khan hiếm hàng. Từ nay đến cuối năm, nếu đàn chồn phát triển tốt, sinh sản đúng chu kỳ, gia đình anh dự kiến sẽ xuất bán được khoảng 40 cặp chồn giống nữa.

Bà Trần Thị Tuyết (tổ dân phố 3, phường Đại Nài) ổn định cuộc sống nhờ trồng dưa lưới.
Bà Trần Thị Tuyết (tổ dân phố 3, phường Đại Nài) ổn định cuộc sống nhờ trồng dưa lưới.

Từng thử nghiệm nhiều mô hình với các giống cây trồng khác nhau, song hiệu quả mang lại chưa cao nên vào cuối năm 2020, bà Trần Thị Tuyết (tổ dân phố 3, phường Đại Nài) đã quyết định tìm hiểu và bắt tay vào thực hiện mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng với diện tích hơn 300 m2. Qua 4 năm gắn bó, mô hình đã giúp gia đình bà ổn định cuộc sống. Ngoài ra, để tăng thêm thu nhập, bà còn trồng thêm hơn 50 gốc ổi Đài Loan và các loại rau, củ quả theo mùa khác.

Bà Tuyết phấn khởi cho biết: “Mỗi năm, gia đình tôi xuống giống 2 vụ dưa lưới. Nhờ tuân thủ sản xuất theo quy trình hữu cơ nên dưa đạt năng suất và chất lượng cao, khoảng 2 - 2,5 tấn, đem về nguồn thu hơn 100 triệu đồng/năm. Việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất đã giúp kinh tế gia đình được cải thiện theo hướng bền vững. Thời gian tới, tôi sẽ mở rộng quy mô để vừa nâng cao thu nhập, vừa góp phần giúp địa phương nâng chất các tiêu chí đô thị văn minh”.

57000a7e46ede5b3bcfc copy.jpg
Ông Lê Đăng Từ (tổ dân phố 7, phường Đại Nài) "sống khỏe" nhờ mô hình kinh tế tổng hợp.

Còn với ông Lê Đăng Từ (tổ dân phố 7, phường Đại Nài), để nâng cao thu nhập, gia đình ông đã mạnh dạn xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp. Trên diện tích đất khoảng 1.500 m2, ông đã thuê máy móc đào ao rộng hơn 500m2 để nuôi ếch và thả cá diếc. Đồng thời, nuôi thêm lợn nít và trồng rau màu nhằm đa dạng nguồn thu.

Chia sẻ về việc phát triển kinh tế đa cây, đa con, ông Từ cho biết: “Là vùng đất ven đô, có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế nên vào năm 2010, tôi đã bàn với vợ xây dựng mô hình sản xuất tổng hợp. Đất không phụ công người, sau nhiều năm gắn bó, đến nay mô hình đã đem về cho gia đình nguồn thu trên 100 triệu đồng/năm. Dù số tiền không quá lớn nhưng đã giúp gia đình tự chủ về kinh tế, có điều kiện đóng góp tiền của, chung sức cùng chính quyền xây dựng đô thị văn minh”.

3114041d488eebd0b29f copy.jpg
Phường Đại Nài hiện có khoảng 20 mô hình kinh tế cho thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên.

Theo lãnh đạo phường Đại Nài, trên địa bàn phường hiện có khoảng 20 mô hình kinh tế cho thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên. Các mô hình không chỉ tạo ra giá trị kinh tế, giúp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng bền vững, mà còn giúp đời sống người dân được nâng lên, đóng góp vào sự đổi thay bộ mặt kinh tế của địa phương, nhất là trong xây dựng đô thị văn minh.

Bí thư Đảng ủy phường Đại Nài Trần Trọng Dũng cho biết: “Những năm qua, địa phương luôn chú trọng phát triển sản xuất, không ngừng đưa các giống cây, con năng suất cao vào thí điểm để nâng cao thu nhập cho bà con. Thành công của các mô hình nói trên không chỉ mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế mà còn là nơi để nông dân địa phương đến học hỏi. Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục đồng hành, khuyến khích người dân nhân rộng các mô hình hiệu quả; đồng thời, quan tâm tham mưu, đề xuất các cấp có chính sách hỗ trợ mô hình phát triển”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.