(Baohatinh.vn) - Qua hàng chục năm sử dụng và không được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, công trình Trạm y tế xã Kỳ Thọ, (Kỳ Anh - Hà Tĩnh) đã bị xuống cấp nghiêm trọng.
Trạm Y tế xã Kỳ Thọ được xây dựng từ năm 1995. Qua gần 30 năm sử dụng, không được đầu tư nâng cấp nên hầu như tất cả các hạng mục của trạm đều xuống cấp nghiêm trọng.
Trạm Y tế xã Kỳ Thọ hiện xuống cấp nghiêm trọng.
Nhìn từ cổng vào đã thấy rất rõ sự xuống cấp của công trình hàng chục tuổi này. Mái ngói phía trước bị cong vênh, lượn sóng chực chờ đổ sập, mái phía sau đã sụp hẳn từng mảng.
Theo phản ánh của cán bộ, nhân viên trạm, mỗi khi trời mưa, nước tràn xuống hầu hết hệ thống phòng làm việc, phòng bệnh và các phòng chức năng khác của trạm xá.
Khu nhà đa chức năng của Trạm y tế xã Kỳ Thọ nhìn từ phía sau.
Hầu hết các hạng mục của công trình đều đã xuống cấp. Các bức tường do bị thấm dột lâu ngày nên đều trong tình trạng hoen ố, bong tróc. Hệ thống phòng khám và điều trị, phòng bệnh nhân ẩm mốc, sập sệ. Hệ thống trang thiết bị của trạm cũng trong cảnh thiếu thốn, tạm bợ.
Hệ thống tường, dầm mái đều bị bong tróc.
Xã Kỳ Thọ hiện có 3.300 nhân khẩu. Hằng năm có trên 2.600 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị tại trạm y tế xã. Mặc dù có khá nhiều giường bệnh nhưng với tình trạng sập xệ của trạm, hầu hết các bệnh nhân khi có nhu cầu điều trị nội trú cũng không ở lại điều trị.
Trần nhà bị bong tróc do ngấm nước lâu ngày.
Bà Hồ Thị Quế (70 tuổi, thôn Sơn Bắc) cho biết: “Nhà cách xa bệnh viện nên trong gia đình, hễ có vấn đề về sức khoẻ là chúng tôi chỉ biết dựa vào trạm y tế xã. Tuy nhiên, đến đây tôi rất lo lắng khi hệ thống nhà trạm xuống cấp, không biết điều gì sẽ xẩy ra khi phải nội trú điều trị”.
Không chỉ với bệnh nhân mà đội ngũ cán bộ y tế làm việc ở đây cũng đang đối mặt với nhiều bất tiện, nguy hiểm. Trạm có 6 cán bộ thì chỉ có trạm trưởng được bố trí một phòng riêng; 5 người còn lại phải làm việc trong một căn phòng phòng chưa đầy 10 m2.
Y sỹ Cao Thị Hồng - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Kỳ Thọ nói: “Không chỉ gặp khó khăn trong khám chữa bệnh cho Nhân dân mà chính đội ngũ cán bộ y tế cũng phải đối mặt với nguy hiểm, đặc biệt là vào mùa mưa bão. Mong rằng, chính quyền các cấp và ngành chức năng quan tâm và sớm có phương án đầu tư xây dựng lại nhà trạm, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân”.
Các nhân viên y tế chen chúc làm việc trong không gian chật hẹp.
Trạm y tế xã là tuyến y tế có chức năng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho Nhân dân, là tuyến đầu trong phòng bệnh cũng như sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát bệnh tật với chi phí thấp. Vì vậy, việc đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế cho Trạm Y tế xã Kỳ Thọ là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo các hoạt động chuyên môn; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở và góp phần giảm áp lực, quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.
Y sỹ Cao Thị Hồng - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Kỳ Thọ chia sẻ về tình hình của trạm.
Đoạn đường trục xã qua thôn Tùng Sơn, xã Nam Điền (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang xuống cấp nghiêm trọng nên người dân mong được ưu tiên kinh phí để nâng cấp, mở rộng kiên cố.
Sau nhiều năm đợi chờ, tuyến đường Cao Thắng (thị trấn Tây Sơn, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã được nâng cấp, đưa vào sử dụng trong niềm vui của hàng trăm hộ dân địa phương.
Nguồn nước phục vụ sinh hoạt, ăn uống ở đập Đá Hàn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) ô nhiễm khiến người dân bất an, gây khó khăn cho nhà máy nước sạch nên cần sớm khắc phục dứt điểm.
Do thiếu kinh phí đầu tư nâng cấp, Trạm bơm thôn Đồi Cao, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) đã bị xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ gây mất an toàn lao động, khó phát huy hiệu quả tưới tiêu.
Lưu lượng phương tiện qua lại lớn nhưng hiện nay, nút giao giữa QL1 với tuyến đường trục xã Quang Hòa (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn chưa được trang bị đầy đủ hệ thống ATGT, khiến người dân bất an.
Gần đây, tình trạng người dân dừng xe câu cá trên cầu Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã tái diễn, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người câu và các phương tiện tham gia giao thông.
Dọc theo tuyến quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), nhiều cụm đèn giao thông cảnh báo đi chậm không hoạt động, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn.
Đoạn đê đất ngăn mặn ở xã Kỳ Ninh, TX. Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang bị xuống cấp nghiêm trọng, gây bất an và nguy hiểm cho người dân, cần sớm được đầu tư nâng cấp.
Người dân thôn Trung Lưu, xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bức xúc vì chịu nhiều ảnh hưởng từ cơ sở chế biến gỗ băm dăm của Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Hoài Luyến.
Khoảng 50m mặt bằng chưa thể giải toả trên tuyến đường gom chân đê La Giang (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã trở thành "điểm nghẽn" về giải phóng mặt bằng, làm đứt quãng tiến độ dự án.
Tình trạng dừng, đỗ xe trái quy định tái diễn tại nhiều chợ dân sinh trên địa bàn TP Hà Tĩnh không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông.
Ngã ba Voi nằm trên Quốc lộ 1 đoạn qua xã Kỳ Phong (huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh) chưa có hệ thống đèn chiếu sáng, gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông vào ban đêm.
Việc hạ tầng của chợ Huyện đang còn dở dang khiến xã Bình An (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) gặp khó khăn để hoàn thành tiêu chí số 7 trong hành trình xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Những trụ sở làm việc cũ bị bỏ hoang trong thời gian khá lâu ở thị trấn Cẩm Xuyên (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị mà còn lãng phí tài nguyên.
Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Tình trạng trâu bò thả rông trên các tuyến đường quốc lộ, liên thôn, liên xã tại Hà Tĩnh không chỉ gây cản trở giao thông, mất mỹ quan mà còn xảy ra nhiều vụ tai nạn đáng tiếc.
Sau nhiều năm xây dựng, hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt tại xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) không thể vận hành gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
Dù người dân kiến nghị nhiều lần song tình trạng rác thải ô nhiễm trên tuyến đường Xuân Diệu ở thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) vẫn chưa được giải quyết.
Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
Một trong những trục đường chính ở Cụm công nghiệp Thạch Kim (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) cần sớm được nâng cấp, dọn dẹp vì ô nhiễm, xuống cấp, mất an toàn.
Nhiều loại đồ ăn, bánh kẹo, nước giải khát và cả thuốc chữa bệnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ được bán tràn lan tại hội chợ thương mại đang diễn ra tại thành phố Hà Tĩnh...
Trạm Kiểm dịch động vật nội địa (thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y - Sở NN&PTNT Hà Tĩnh) tại phường Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh bị bỏ không hơn 3 năm vì thiếu lối đi vào.
Với những lợi ích về mặt trang trí và tín ngưỡng, những hồ cá Koi trong các quán cà phê đang được xây dựng phổ biến ở Hà Tĩnh, song đây cũng là nơi tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm.
Tình trạng đi ngược chiều, tuỳ tiện rẽ vào đường cấm, dừng xe không đúng nơi quy định... đang diễn ra trên tuyến QL1, đoạn qua thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh).