Kịch bản đặc biệt của Putin tại Trung Đông phát tác hiệu

Hành động của Ả Rập Saudi cho thấy không những “kịch bản đặc biệt” của Putin đã phát tác hiệu, mà lời mời của Putin cũng được Riyadh lắng nghe...

Kịch bản đặc biệt của Putin tại Trung Đông phát tác hiệu

Theo Sputnik ngày 5/10, Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF), Kirill Dmitriev, đã được chính phủ Ả Rập Saudi trao Huân chương Công trạng King Abdulaziz hạng hai, vì những đóng góp cho tăng cường hợp tác Nga-Ả Rập Saudi.

Ông Kirill Dmitriev là công dân Nga thứ hai được vinh danh với giải thưởng này, sau Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã được nhận Huân chương Công trạng King Abdulaziz hạng nhất vào năm 2007.

Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga rất hân hoan trước sự kiện đặc biệt này và cho rằng đây không chỉ là vinh dự của cá nhân ông, mà còn thể hiện sự vững chắc của quan hệ Nga-Ả Rập Saudi.

Kịch bản đặc biệt của Putin tại Trung Đông phát tác hiệu

Ông Kirill Dmitriev được gắn Huân chương chương Công trạng King Abdulaziz hạng 2

"Tôi rất vinh dự khi được nhận giải thưởng cao nhất của Vương quốc Ả Rập Saudi. Quan hệ giữa hai nước chúng ta đang phát triển mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực hợp tác song phương.

Tôi vô cùng biết ơn chính phủ Ả Rập Saudi đã công nhận nỗ lực của Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga. Điều này cho thấy quan hệ Nga-Ả Rập Saudi đã được xây dựng trên nền tảng vững chắc về tình hữu nghị và sự tin tưởng lẫn nhau".

Lễ trao Huân chương Công trạng King Abdulaziz hạng hai cho ông Kirill Dmitriev do Hoàng tử Mohammed bin Salman Al Saud, Bộ trưởng Quốc phòng Ả Rập Saudi chủ trì, diễn ra ngay trước chuyến thăm của Tổng thống Putin tới Ả Rập Saudi.

Vì vậy, giới quan sát phương Tây đặc biệt chú ý sự kiện này và nhìn nhận đó là dấu hiệu cho thấy “kịch bản đặc biệt” của Tổng thống Putin nhằm đưa con tàu Nga tiến mạnh về Trung Đông đã chính thức phát tác hiệu.

Hẳn dư luận còn nhớ, ngày 29/6, Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga Dmitriev từng cho biết, Nga và Ả Rập Saudi đang xúc tiến việc thành lập một hội đồng kinh tế nhằm hợp nhất các doanh nghiệp lớn nhất của hai nước.

“Theo kế hoạch, Hội đồng kinh tế Nga- Ả Rập Saudi sẽ là nơi hợp nhất các doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất của hai nước để cùng thực hiện các dự án chung có quy mô lớn. Hội đồng sẽ được thành lập trong thời gian sớm nhất”, Sputnik tường thuật.

Theo ông Dmitriev, tại cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với Thái tử Saudi Mohammed Bin Salman bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Osaka, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về các dự án có quy mô lớn mà hai bên sẽ cùng đầu tư.

Đây là cơ sở rất quan trọng cho việc thành lập Hội đồng kinh tế Nga- Ả Rập Saudi, vì vậy Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga cho rằng việc doanh nghiệp lớn của Nga và Ả Rập Saudi cùng thực hiện siêu các dự án chỉ là trong nay mai.

Khi Riyadh bị cho là “phớt lờ” lời mời chào của Tổng thống Putin về việc mua các hệ thống phòng thủ hiện đại của Nga, sau sự kiện các nhà máy lọc dầu của Ả Rập Saudi bị tấn công, nhiều nhận định cho rằng “kịch bản đặc biệt” của Putin đã phá sản.

Song với việc chính phủ Hoàng gia Ả Rập Saudi tưởng thưởng cho Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga, cho thấy không những “kịch bản đặc biệt” của Putin đã phát tác hiệu, mà lời chào mời của Putin cũng được Riyadh lắng nghe.

Kịch bản đặc biệt của Putin tại Trung Đông phát tác hiệu

Putin đang dần biến Riyadh thành đồng minh tồi của Washington

Putin đang dần biến Riyadh thành đồng minh tồi của Washington

Giới phân tích từng nhận định nhà lãnh đạo Nga đương thời gửi lời mời tới chính phủ Hoàng gia Ả-rập Saudi không chỉ là muốn bán cho đồng minh chiến lược của Mỹ các hệ thống phòng thủ của Nga, mà đó là dùng một mũi tên bắn tới nhiều đích.

Bởi lời chào mời của ông chủ Điện Kremlin gửi tới Riyadh, nhưng lại khiến người Mỹ đau đầu. Nó giống như thùng nước đá dội lên những cái đầu nóng ở Washington muốn trừng phạt Iran, sau khi các nhà máy lọc dầu ở Abqaig và Khurais bị tấn công

Một là nhắc nhở Riyadh, nhưng Washington phải đau đầu, về khả năng của quân đội Mỹ trong bảo vệ lợi ích Mỹ và bảo trợ cho đồng minh của Mỹ. Các nhà máy lọc dầu ở Abqaig và Khurais bị tấn công có khác gì Toà tháp đôi ở New York bị tấn công?

Hai là nhắc nhở Riyadh, nhưng Washington phải chạnh lòng, về tính năng và hiệu quả của vũ khí Mỹ, “đắt nhưng không sắt ra miếng”. Đây mới là Houthis tấn công mà vũ khí Mỹ đã không thể đánh chặn, nếu kẻ thù khác với vũ khí hiện đại hơn thì sao?

Ba là nhắc nhở Riyadh, nhưng Washington phải căng thẳng, về quan hệ đồng minh mà lợi ích Mỹ luôn đặt trước lợi ích đồng minh. Phải chăng Mỹ có thể ngăn chặn vụ tấn công nhưng vẫn để diễn ra nhằm xoá “Mộng bá chủ Trung Đông” của Riyadh?

Khi chưa giải quyết được hệ luỵ từ lời chào mời của Putin gửi tới Riyadh, mà phát động tấn công Iran thì Washington có thể biến Ả-rập Saudi từ đồng minh chiến lược thành “đồng minh tồi của Mỹ”, và trở thành “đối tác tốt của Nga”.

Khi đó tấn công Iran không phải bảo vệ và trả thù cho Ả-rập Saudi, mà chỉ là đánh cho bõ tức và che đậy sự kém cỏi của Mỹ, thậm chí là ý đồ xấu với đồng minh. Có thể thấy, Putin đã quyết biến hành động của Mỹ thành công cụ làm lợi cho Nga.

Bởi chính phủ Ả Rập Saudi đánh giá cao hiệu quả hoạt động của Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga, trong bối cảnh Mỹ chưa thể có hành động sau vụ các nhà máy lọc dầu ở Abqaig và Khurais bị tấn công, cho thấy Ả rập Saudi đã là “đối tác tốt” của Nga.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, nguy cơ Riyadh trở thành “đồng minh tồi” của Washington sau chuyến thăm của Tổng thống Putin tới Ả rập Saudi hoàn toàn có thể xảy ra, dù nó không thể được công khai trước “bàn dân thiên hạ”.

Vì nhà lãnh đạo tối cao của nước Nga tới Ả Rập Saudi lần này là để tăng cường và thúc đẩy sự hợp tác giữa Riyadh và Moscow, mà việc xúc tiến thành lập Hội đồng kinh tế Nga - Ả Rập Saudi là một chủ đề quan trọng trong chương trình nghị sự.

Kịch bản đặc biệt của Putin tại Trung Đông phát tác hiệu

Trump không thể ngăn được con tàu Nga tiến về Trung Đông

Nên biết là tháng 7/2015, RDIF và Quỹ đầu tư công Ả Rập Saudi (PIF) - với quy mô 2.000 tỷ USD - đã ký thỏa thuận hợp tác đầu tư vào các dự án ở Nga, gồm cả cơ sở hạ tầng và nông nghiệp.

RDIF và PIE sẽ cầm trịch Hội đồng kinh tế Nga - Ả Rập Saudi. Ngoài ra, Tập đoàn dầu khí quốc gia Ả Rập Saudi Aramco - với tổng giá trị ước tính tới 1.000 tỷ USD, theo The Wall Streets Journal - cũng sẽ tham gia định chế “siêu kinh tế” này.

Tổng thống Putin được cho là đã nhận thấy sự đặc biệt trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế của Ả rập Saudi, nên đã giúp các đơn vị kinh tế Nga bước vào Ả Rập Saudi theo cách đặc biệt. Đó là thành lập Hội đồng kinh tế Nga - Ả Rập Saudi.

Với “kịch bản đặc biệt” của Putin, Nga không những hoá giải thất bại tại Diễn đàn “Sáng kiến đầu tư tương lai” do Ả Rập Saudi tổ chức năm 2018, mà còn chiếm thế thượng phong trước Mỹ-vốn chiếm lĩnh mặt bằng tại “Davos trên sa mạc” khi đó.

Bởi thông qua Hội đồng kinh tế Nga - Ả Rập Saudi, các thực thể kinh tế Nga được chính quyền Riyadh, cụ thể là Quỹ đầu tư công Ả Rập Saudi giúp lựa chọn đối tác. Bên cạnh đó là mục đích hợp tác được xác định là những siêu dự án.

Rõ ràng, sau khi cùng Ả Rập Saudi kiến tạo “Cơ chế trong-ngoài OPEC”, qua đó tước công cụ giá dầu khỏi tay Mỹ, nay với việc thúc đẩy thành lập Hội đồng kinh tế Nga-Ả Rập Saudi, Putin đang biến Riyadh thành “đồng minh tồi” của Washington.

Từ thực tế đó, giới quan sát quốc tế cho rằng Tổng thống Putin đang đưa con tàu Nga lừng lững tiến về Trung Đông, sau khi đã giúp Nga chiếm lĩnh nhiều mặt bằng sân khấu của Mỹ tại vùng đất nóng.

Theo Báo Đất Việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast