Truyền thông phương Tây "hóng" cuộc gặp Trump - Putin

Dưới đây là những điểm chính mà đài Sputnik (Nga) tổng hợp từ giới truyền thông chính thống phương Tây dự đoán về cuộc gặp sắp diễn ra giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20 khai mạc tại Hamburg, Đức cuối tuần này.

Những cú bắt tay

Trước thềm cuộc gặp được cả thế giới trông ngóng, tờ Newsweek đã theo đuổi vấn đề về màn "bắt tay khác thường" có thể xảy ra giữa ông Trump và ông Putin. Điều gì sẽ xảy ra khi “bản lĩnh đàn ông cứng rắn” của Tổng thống Nga "chạm trán" thói quen biến “mọi cú bắt tay với một nhà lãnh đạo thế giới trở thành một cuộc thử nghiệm cả sức mạnh thể chất lẫn sức mạnh tượng trưng” của Tổng thống Mỹ.

truyen thong phuong tay hong cuoc gap trump putin

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP

Newsweek dẫn lời cựu quan chức Derek Chollet trong chính quyền Tổng thống Barrack Obama chia sẻ với kênh truyền hình CNN rằng ông kỳ vọng cuộc gặp Trump - Putin sẽ diễn ra trong bối cảnh hai chính trị gia đều tỏ khí chất dũng mãnh như các vận động viên thi đấu trong kỳ Olympic.

Khó để nói rằng cuộc gặp sẽ xoay quanh những khoảnh khắc “bắt tay bất thường” hay không, nhưng phóng viên Steven Collinson của CNN không nghĩ rằng ông chủ Nhà Trắng sẽ tiếp tục giành thế kiểm soát khi bắt tay đối phương. Bởi lẽ theo Collinson: "Ông Trump đến cuộc gặp với một bất lợi. Ông ấy yếu ớt ở nước nhà, chìm ngập trong trận bão lửa chính trị tự gây ra này tới trận bão lửa khác, để lại một khoảng trống trong cơ chế chính sách đối ngoại”.

Phóng viên Collinson nói thêm rằng “các cuộc đối thoại có một mục đích chiến lược quan trong, vì chúng diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Nga và Mỹ đang ở trong tình trạng tồi tệ nhất từ thời Chiến tranh Lạnh”.

Vũ khí hạt nhân

Báo Huffington Post đã chạy một bài báo mang tính chất hệ trọng hơn do Norman Solomon, tác giả của hàng chục cuốn sách kiêm nhà hoạt động chống chiến tranh, viết. Theo ông Solomon, hai nhà lãnh đạo Nga – Mỹ nắm giữ cả thế giới trong tay họ - cùng với cả các nút bấm hạt nhân – và sự sống trên hành tinh này phụ thuộc vào tình trạng đối kháng giữa họ.

Tác giả viết: "Cuộc gặp gỡ sắp xảy ra giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin sẽ ảnh hưởng đến các cơ hội mà những người trẻ tuổi chúng ta yêu mến - và rất nhiều người khác trên thế giới - sẽ có một tương lai. Và liệu những thế hệ sau này sẽ tồn tại hay không".

Chương trình nghị sự

Theo các cố vấn của Tổng thống Trump, ông sẽ tới cuộc gặp với nhà lãnh đạo Nga mà không chuẩn bị một kế hoạch cụ thể nào để đương đầu với một người đàn ông nổi tiếng là một nhà đàm phán cứng rắn và một nhà lãnh đạo mạnh mẽ.

Trong một bài báo mới đây trên Bloomberg với tiêu đề “Các cuộc đối thoại Trump – Putin làm dấy nỗi sợ cựu điệp viên sẽ nắm ưu thế”, tràn ngập lo ngại về quan điểm chuyên môn của ông Trump trong vấn đề quan hệ quốc tế so với nhà lãnh đạo Nga – một người “có kinh nghiệm trong cuộc chơi lâu dài về chiến lược và nghệ thuật lãnh đạo đất nước”.

Gần như mọi phương tiện truyền thông chính ở phương Tây đều tiên đoán sôi nổi về chương trình nghị sự sẽ được bàn tới trong cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo hàng đầu Nga – Mỹ. Các phóng viên cho rằng những chủ đề có tiềm năng được thảo luận sẽ bao gồm tình hình ở Trung Đông, cuộc khủng hoảng Syria và tình hình Ukraine, các biện pháp cấm vận chống Nga cũng như là cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016.

Tuy nhiên, theo Spuntik, các hãng truyền thông này hầu như không nhắc đến những gì được xem là quan trọng bởi phía Nga. Truyền thông phương Tây đã bỏ qua một chủ đề như vậy: vụ tịch thu tài sản ngoại giao Nga ở Mỹ - một “lời chào tạm biệt cay đắng” từ thời chính quyền Obama và vẫn chưa được ông Donald Trump cùng đội ngũ nhân viên giải quyết xong - điều gây thất vọng cho Moskva.

Ông chủ Điện Kremlin và ông chủ Nhà Trắng từng điện đàm với nhau ba lần trong năm 2017. Cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa họ sẽ diễn ra bên lề hội nghị G-20, dự kiến diễn ra ngày 7/7.

Theo baotintuc.vn

Đọc thêm

Hamas sẵn sàng thả số con tin còn lại để chấm dứt cuộc chiến ở Gaza

Hamas sẵn sàng thả số con tin còn lại để chấm dứt cuộc chiến ở Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông-Bắc Phi, người đứng đầu phái đoàn đám phán của Phong trào Hamas, ông Khalil Al-Hayya ngày 17/4 cho biết nhóm này sẵn sàng đàm phán ngay lập tức về một thỏa thuận để trao đổi tất cả các con tin còn lại như một phần của thỏa thuận rộng lớn hơn nhằm chấm dứt xung đột ở Dải Gaza.
Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Ngày 14/4, một trận bão cát lớn đã quét qua khu vực miền Trung và miền Nam Iraq, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và hoạt động hàng không. Theo thống kê ban đầu, hơn 1.800 người đã phải nhập viện do gặp các vấn đề về hô hấp.
Tổng thống Mỹ cân nhắc tạm ngừng áp thuế ô tô

Tổng thống Mỹ cân nhắc tạm ngừng áp thuế ô tô

Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng tạm ngừng áp thuế đối với ngành ô tô nhằm tạo điều kiện để các nhà sản xuất có thêm thời gian điều chỉnh và tái cấu trúc chuỗi cung ứng.
Thái Lan ban hành luật mới để ngăn chặn lừa đảo

Thái Lan ban hành luật mới để ngăn chặn lừa đảo

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, một sắc lệnh khẩn cấp mới yêu cầu các tổ chức tài chính, nhà khai thác viễn thông và chủ sở hữu nền tảng truyền thông xã hội phải chia sẻ trách nhiệm nếu không ngăn chặn được các vụ lừa đảo đã chính thức có hiệu lực tại Thái Lan từ ngày 13/4.
Ukraine nêu rõ 'lằn ranh đỏ' trong đàm phán chấm dứt xung đột

Ukraine nêu rõ 'lằn ranh đỏ' trong đàm phán chấm dứt xung đột

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, một quan chức cấp cao của Ukraine ngày 10/4 cho biết, Kiev đã truyền đạt rõ ràng tới Washington rằng việc hạn chế quy mô lực lượng vũ trang hoặc mức độ sẵn sàng tác chiến của quân đội Ukraine là “lằn ranh đỏ” không thể chấp nhận, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy các nỗ lực nhằm chấm dứt xung đột giữa Ukraine và Nga.