Từ cuộc chiến chống dịch Covid-19 hướng đến mục tiêu chấm dứt bệnh lao

(Baohatinh.vn) - Không tổ chức lễ mít tinh, kỷ niệm, không triển khai những hoạt động rầm rộ, các y, bác sỹ Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh kỷ niệm ngày Thế giới phòng chống lao (24/3) năm nay theo một cách đặc biệt.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, chủ đề mà Bệnh viện Phổi Trung ương và Chương trình chống lao quốc gia lựa chọn năm nay là “Biến hiểm họa Covid-19 thành cơ hội để Việt Nam chấm dứt bệnh lao vào năm 2030”.

Từ cuộc chiến chống dịch Covid-19 hướng đến mục tiêu chấm dứt bệnh lao

Sự chung tay chống dịch bệnh Covid-19 sẽ là cơ hội để nâng cao ý thức phòng chống bệnh lao của cộng đồng. (Ảnh internet).

“Hưởng ứng kế hoạch của cấp trên, năm nay, Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh nói riêng, ngành Y tế Hà Tĩnh nói chung không tổ chức các hoạt động kỷ niệm tập trung đông người. Thay vào đó, chúng tôi chú trọng vào công tác truyền thông nâng cao nhận thức của bệnh nhân, người nhà và xã hội về bệnh lao để tiến tới mục tiêu mà Trung ương đã đặt ra”, bác sỹ Trương Hồng Lĩnh, Giám đốc Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh cho biết.

Lao là một bệnh lây nhiễm với nguy cơ cao. Việc nâng cao nhận thức của người bệnh và xã hội trong phòng chống lao là hết sức cần thiết. Do vậy, Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh chú trọng công tác tuyên truyền cho mọi đối tượng, đặc biệt là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Từ cuộc chiến chống dịch Covid-19 hướng đến mục tiêu chấm dứt bệnh lao

Y, bác sỹ Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh hưởng ứng tinh thần ngày Thế giới phòng chống bệnh lao năm 2020 bằng việc tập trung chuyên môn...

Điều trị bệnh lao tại Khoa Nội 1 đã 2 tháng nay, ông Lê Văn L. (trú tại Can Lộc) chia sẻ: “Tôi xuất hiện các triệu chứng của bệnh từ mấy tháng trước nhưng vì gia đình không có ai bị bệnh nên tôi cũng chủ quan. Khi vào viện thì bệnh đã trở nặng. Được các y, bác sỹ tận tình chăm sóc, nay tình trạng sức khỏe của tôi tiến triển tốt. Không chỉ được chữa trị, tôi còn được trang bị kiến thức, biện pháp để bảo vệ bản thân và phòng lây nhiễm cho cộng đồng”.

Không chỉ với bệnh nhân mà người nhà, khách đến liên hệ công tác đều được y, bác sỹ tại bệnh viện hướng dẫn các biện pháp an toàn, yêu cầu không phận sự, không được ra vào khu vực điều trị bệnh nhân lao. Khi ý thức của người bệnh và cộng đồng được nâng cao, các biện pháp phòng tránh lây nhiễm được thực hiện nghiêm túc, đó sẽ là tiền đề để phát hiện sớm, điều trị kịp thời, hiệu quả bệnh lao.

Từ cuộc chiến chống dịch Covid-19 hướng đến mục tiêu chấm dứt bệnh lao

Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được nhắc nhở thực hiện nghiêm quy định đeo khẩu trang trong bệnh viện

Thách thức trong phòng chống dịch Covid-19 đã trở thành cơ hội nâng cao nhận thức, rèn luyện thói quen bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng từ những hành động nhỏ như: đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay thường xuyên với xà phòng, giữ gìn vệ sinh không gian sống, thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt tích cực, nâng cao ý thức phòng bệnh cho cộng đồng của mỗi cá nhân…

Từ cuộc chiến chống dịch Covid-19 hướng đến mục tiêu chấm dứt bệnh lao

Những năm qua, chương trình phòng chống lao của Hà Tĩnh đạt được nhiều kết quả tích cực. (Trong ảnh: Một buổi họp giao ban chuyên môn của y, bác sỹ Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh).

Theo kết quả báo cáo của Bệnh viện Phổi, 2 mục tiêu cơ bản của công tác phòng chống lao là phát hiện và âm hóa nguồn lây ở Hà Tĩnh đều đạt kế hoạch đề ra. Hiện nay, phần lớn các huyện, thị, thành đã triển khai chương trình khám sàng lọc bệnh lao. Năm 2019, Hà Tĩnh có hơn 890 bệnh nhân lao các thể, trong đó, tỷ lệ điều trị thành công là 93,2%; tỷ lệ tử vong là 0,6%; tỷ lệ bỏ điều trị chiếm 6,2%.

Từ cuộc chiến chống dịch Covid-19 hướng đến mục tiêu chấm dứt bệnh lao

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây bệnh lao, vì vậy tuyên truyền để xây dựng môi trường không khói thuốc sẽ góp phần phòng chống căn bệnh này.

Tuy nhiên, chương trình chống lao của các tỉnh hiện đang gặp khó khăn về nguồn cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư khi ngân sách trung ương cấp không đủ. Chương trình phòng chống lao quốc gia đã có văn bản yêu cầu các tỉnh chủ động bố trí ngân sách địa phương để tự cung ứng từ tháng 6/2020.

“Không chỉ nguồn cung ứng thuốc, vật tư, việc phát hiện, điều trị bệnh lao còn gặp khó khăn bởi ý thức phòng chống của cộng đồng, rào cản đến từ xã hội. Chủ đề phòng chống lao năm nay cũng truyền tải ý nghĩa: bệnh lao và Covid-19 có điểm chung là nếu giải quyết tốt được nguồn lây sẽ kiểm soát, chấm dứt được bệnh tật. Do đó, từ cuộc chiến chống dịch Covid-19, người dân hãy chung tay, tích cực hơn nữa để cùng thực hiện mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030” - bác sỹ Trương Hồng Lĩnh chia sẻ.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.