Tuổi kết hôn của người Việt Nam đã trên 27

Theo ông Phạm Vũ Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Dân số, tuổi kết hôn trung bình lần đầu ở Việt Nam đang thay đổi theo hướng muộn hơn.

Năm 2024, tuổi trung bình kết hôn lần đầu của cả hai giới vượt tuổi 27. Ảnh: Anh Nam.
Năm 2024, tuổi trung bình kết hôn lần đầu của cả hai giới vượt tuổi 27. Ảnh: Anh Nam.

Tại Hội thảo quốc tế tham vấn chính sách, giải pháp ngăn chặn xu hướng mức sinh thấp do Cục Dân số (Bộ Y tế) phối hợp các đơn vị tổ chức ngày 28/8, ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số, cho biết một thách thức lớn mà Việt Nam đang phải đối mặt là mức chênh lệch đáng kể giữa các vùng, xuất hiện xu hướng mức sinh thấp.

Mức sinh giảm thấp nhất lịch sử

Theo ông Lê Thanh Dũng, mức sinh trên toàn quốc đang có xu hướng giảm dưới mức sinh thay thế. Tổng tỷ suất sinh năm 2023 là 1,96 con/phụ nữ, mức giảm thấp nhất từ trước tới nay và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo.

Xu hướng mức sinh thấp và xuống rất thấp tập trung ở một số đô thị, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Theo vùng kinh tế - xã hội, hiện có 2/6 vùng là Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long có mức sinh thấp dưới mức sinh thay thế.

Trong đó, Đông Nam Bộ chỉ còn 1,47 con/phụ nữ vào năm 2023 và Đồng bằng sông Cửu Long còn 1,54 con/phụ nữ. Vùng Đông Nam Bộ có thu nhập bình quân/người cao nhất cả nước nhưng lại có mức sinh thấp nhất.

Theo các tỉnh, thành phố, đã có tới 21/63 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp, chiếm khoảng 39,37% dân số cả nước. Hầu hết là những tỉnh nằm ở vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía nam, đô thị hóa cao, tăng trưởng kinh tế nhanh.

"Nếu mức sinh giảm thấp và kéo dài sẽ tác động trực tiếp, sâu sắc tới quy mô dân số, cơ cấu dân số và để lại nhiều hệ lụy như thiếu hụt lực lượng lao động, già hóa dân số nhanh và suy giảm quy mô dân số… tác động lớn đến sự phát triển bền vững của đất nước", ông Lê Thanh Dũng nhấn mạnh.

Tại hội nghị, ông Phạm Vũ Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Dân số, cũng cho rằng trình độ học vấn và hoàn cảnh kinh tế có liên quan đến mức sinh. Mức sinh ngày càng giảm là do đô thị hóa, kinh tế phát triển, áp lực tìm kiếm việc làm, nhà ở, chi phí sinh hoạt, nuôi dạy và chăm sóc con.

Ngoài ra, cơ sở hạ tầng có nhiều bất cập như thiếu trường học, học phí, viện phí cao... cũng là yếu tố tác động không nhỏ đến quyết định sinh con.

Có nhiều nguyên nhân khiến người trẻ ngại kết hôn, sinh ít hoặc lựa chọn không sinh con. Ảnh minh họa: Phương Lâm.
Có nhiều nguyên nhân khiến người trẻ ngại kết hôn, sinh ít hoặc lựa chọn không sinh con. Ảnh minh họa: Phương Lâm.

Tuổi kết hôn lần đầu tăng

Theo ông Phạm Vũ Hoàng, số liệu của Cục Dân số cho thấy tuổi kết hôn trung bình lần đầu ở Việt Nam đang thay đổi theo hướng kết hôn muộn hơn. Cụ thể, năm 2019, tuổi kết hôn lần đầu là 25,2 tuổi. Sau 4 năm, đến 2023, tuổi kết hôn lần đầu tiếp tục tăng thêm 2 tuổi.

Năm 2024, tuổi trung bình kết hôn lần đầu của cả hai giới tiếp tục tăng thêm, trung bình là 27,2 tuổi, trong đó, nam giới là 29,3 tuổi, nữ giới là 25,1 tuổi. Không chỉ vậy, phụ nữ thành thị cũng sinh muộn và sinh con ít hơn phụ nữ nông thôn.

"Nếu mức sinh cứ giảm với tốc độ như hiện nay mà không có các giải pháp để giảm bớt thì đến năm 2054 -2059, dân số Việt Nam sẽ tăng trưởng âm và giảm ngày càng nhanh, bình quân mỗi năm, dân số giảm 0,04%. Đến giai đoạn 2064-2069, dân số giảm 0,18% mỗi năm, tương đương giảm 200.000 người mỗi năm", ông Hoàng phân tích.

Hiện trên toàn cầu có khoảng 55 quốc gia có chính sách nâng mức sinh. Tuy nhiên, việc nâng mức sinh tại các quốc gia có mức sinh rất thấp hầu như chưa mang lại kết quả khả quan.

Tại Việt Nam, giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ đặt ra là cần duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc.

Theo GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, Đại biểu Quốc hội khóa XV, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM, nếu Việt Nam không có đột phá chính sách kinh tế - xã hội và chính sách dân số, mức sinh của Việt Nam tiếp tục giảm sâu, đi theo con đường của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản như hiện nay.

Ông lấy ví dụ Hàn Quốc đang phải đổ rất nhiều tiền để tăng mức sinh nhưng vẫn chưa đạt được. Việt Nam vẫn còn kịp để tăng mức sinh, bởi truyền thống gia đình nước ta, đa số thanh niên vẫn mong muốn kết hôn khi trưởng thành và muốn có 2 con.

GS Nhân cho rằng để mỗi gia đình sinh được 2 con, thu nhập của một gia đình với 2 người đi làm phải nuôi được đàng hoàng 4 người (2 người lớn, 2 trẻ con). Vì vậy, ông đề xuất cần chuyển từ quy định lương tối thiểu sang quy định lương đủ sống tối thiểu cho gia đình 4 người; Thời gian làm việc của người lao động phải đủ ngắn (8 giờ lao động/ngày, 40 giờ/tuần) để họ có thời gian tìm bạn đời, chăm sóc con cái, gia đình và sở thích riêng tư.

Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cũng nhấn mạnh trong hội thảo, chúng ta cần nghiên cứu, đề xuất các chính sách cụ thể ứng phó, ngăn chặn xu hướng giảm sinh nhằm bảo đảm vững chắc mức sinh thay thế của quốc gia.

Quan điểm, kinh nghiệm thực thi các chính sách ứng phó với mức sinh thấp của các nước trên thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ là những bài học thực tế quý báu đối với Việt Nam trong quá trình xây dựng chính sách.

znews.vn

Đọc thêm

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

Tư duy sai nghĩa là bạn nhìn thế giới qua lăng kính của sự khan hiếm và thiếu thốn, không thấy được sự phong phú và những cơ hội xung quanh mình.
Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.