(Baohatinh.vn) - Ngày bé, mỗi khi lên chùa, tôi thấy ông, bà nội mình chuẩn bị rất chu đáo, kỹ càng. Kỹ càng từ việc chọn “ngày lành, tháng tốt”, chu đáo từ việc chọn lễ vật (dù chỉ là thẻ hương, nải chuối, cơi trầu), lựa chọn y phục…

Chuẩn mực chốn tôn nghiêm

Ngày bé, mỗi khi lên chùa, tôi thấy ông, bà nội mình chuẩn bị rất chu đáo, kỹ càng. Kỹ càng từ việc chọn “ngày lành, tháng tốt”, chu đáo từ việc chọn lễ vật (dù chỉ là thẻ hương, nải chuối, cơi trầu), lựa chọn y phục…

Chuẩn mực chốn tôn nghiêm

Du khách trẩy hội chùa Hương Tích đầu xuân Quý Mão 2023. Ảnh: Thiên Vỹ

Dường như, để lên chùa, các cụ phải chủ động “sửa mình” sao cho thật thanh sạch để đảm bảo sự thành kính, tôn nghiêm nơi cửa Phật. Chả thế mà: để “đi chùa Hương”, em phải cùng “thầy me” dậy sớm từ khi “hoa cỏ” còn “mờ hơi sương”. Rồi sau đó diện trang phục rất đẹp - mà kín đáo: “yếm đào, quần lĩnh, áo the, nón quai thao”, rồi “vấn đầu, soi gương”… (ý thơ Nguyễn Nhược Pháp).

Rồi khi lên đến chùa, từ đi đứng, ăn nói, lễ bái, vãn cảnh… đều phải từ tốn, tuân thủ đúng lễ nghi.

Chuẩn mực chốn tôn nghiêm

Việc lựa chọn trang phục khi đến những nơi thanh tịnh, tôn nghiêm như: chùa, đền... là quyền tự do của mỗi người, nhưng rõ ràng nó phải phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Ảnh: Internet.

Hiện nay, việc đi lễ chùa, đền… vẫn là một nét đẹp văn hóa, đáng quý của người dân. Tuy nhiên, chúng ta bắt gặp không ít hành động lệch chuẩn, ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm nơi thờ tự, đặc biệt là ăn mặc hở hang, phản cảm, dù hầu hết các đền, chùa… đã đặt biển yêu cầu khách tham quan ăn mặc lịch sự.

Dẫu rằng, chuyện lựa chọn trang phục là quyền tự do của mỗi người, nhưng rõ ràng nó phải phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Tỉ dụ, người đến dự đám tang thường không ai mặc quần áo kiểu đi dự tiệc, dạ hội… Mặt khác, “Cái răng, cái tóc là góc con người” - hình dáng bề ngoài thường thể hiện tâm tính, nhận thức bên trong của mỗi người.

Bởi vậy, việc ăn mặc kín đáo, tế nhị, lịch sự ở những chốn tôn nghiêm như: chùa, đền… vừa thể hiện sự hợp lẽ với thuần phong mỹ tục của người Việt; vừa thể hiện “lòng thành, tâm thiện” của mỗi người khi về nơi thanh tịnh, linh thiêng.

Tin liên quan:
  • Chuẩn mực chốn tôn nghiêm
    Nhếch nhác, lãng phí vẫn còn diễn ra tại các đền, chùa ở Hà Tĩnh

    Với sự quan tâm của ngành chức năng, các địa phương và ban quản lý các di tích ở Hà Tĩnh, đầu mùa lễ hội năm nay, sự lộn xộn, nhếch nhác trong khi hành lễ đã được hạn chế đáng kể. Tuy nhiên, tại các đền chùa vẫn còn không ít hình ảnh phản cảm, đòi hỏi các giải pháp quản lý quyết liệt và tuyên truyền hiệu quả hơn.

  • Chuẩn mực chốn tôn nghiêm
    Nâng cao ý thức, góp phần giữ gìn nét đẹp văn hóa lễ hội

    Mỗi dịp xuân về cũng là lúc nhiều lễ hội lớn được khai hội. Từ chùa Hương Tích, đền Chợ Củi đến đền Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu (còn gọi là đền Bà Hải)... đều thu hút đông đảo du khách thập phương. Và năm nào cũng vậy, vấn đề dư luận quan tâm là làm sao để lễ hội giữ được bản sắc, nơi thờ tự tôn nghiêm, văn minh, văn hóa…

  • Chuẩn mực chốn tôn nghiêm
    Nghệ sĩ cũng phải có khuôn khổ

    Trong khi Nghị định 79 - vốn bị chê là “chiếc roi quá nhẹ” với sự phát triển mạnh mẽ của văn hóa Việt Nam, vẫn chưa được các nhà làm chính sách của ngành văn hóa chỉnh sửa cho phù hợp với “thời cuộc”; thì những ngày tháng 10 này, cùng một lúc hai quyết định xử phạt được Sở VHTT&DL Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đưa ra, đã cho thấy thêm sự bất cập trong việc quản lý văn hóa hiện nay.

Thu Cúc


Thu Cúc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin đã đưa

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm Thành phố Hà Tĩnh

Hãy chia sẻ với bạn bè!
Tắt [X]