Văn hóa Nga - mạch nguồn chảy mãi…

(Baohatinh.vn) - Những năm 1960, 1970, 1980 của thế kỷ XX, hàng nghìn du học sinh, lao động Việt Nam đã đến đất nước Lê-nin học tập, lao động, công tác. Cùng với quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước, văn học nghệ thuật Nga - Xô viết được đưa vào giảng dạy ở các trường học đã có những ảnh hưởng sâu sắc với người dân Việt Nam.

Đến nay, qua bao biến động của lịch sử, thời cuộc, như là một phần máu thịt, văn hóa Nga vẫn chảy trong những tâm hồn Việt Nam không ồn ào, sôi động, âm thầm mà mãnh liệt.

Văn hóa Nga - mạch nguồn chảy mãi…

Lãnh tụ Lênin và cuộc Cách mạng tháng Mười vĩ đại

Hàng năm, cứ đến tháng 11 là tôi lại háo hức chờ đợi các chương trình kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga, cứ y như là một người từng sinh sống trên đất nước tươi đẹp ấy vậy. Và vì đam mê vẻ đẹp long lanh của những bài thơ tình Nga, âm điệu dịu dàng lay thức của âm nhạc Nga, phong cảnh mùa thu vàng nước Nga qua những bức tranh của Lê-vi-tan, tôi đã yêu mến văn hóa Nga từ khi nào không biết.

Văn hóa Nga - mạch nguồn chảy mãi…

Mùa thu nước Nga

Chỉ biết rằng, mỗi lần gặp bạn bè từng là du học sinh Nga, doanh nhân, học giả Nga, hay đơn giản chỉ là gặp một du khách đến từ nước Nga, tôi lại muốn cùng họ nói vài câu tiếng Nga, hát những giai điệu Nga một thời chúng tôi thường hát: “Thời thanh niên sôi nổi”, “Ca-chiu-sa”, “Đôi bờ”, “Cây thùy dương”, “Ra-xi-a”, “Triệu bông hồng”...

Thỉnh thoảng cùng bạn bè Khoa Văn ngày ấy tụ tập, chúng tôi cùng nhau đọc lại thơ Puskin, Ê-xê-nhin, Ler-mon-tốp, On-ga Béc-gôn và cảm giác như mình đang được sống lại tuổi thanh xuân. Vì niềm yêu mến ấy, tôi đã gia nhập Hội Hữu nghị Việt - Nga của TP Hà Tĩnh và của Liên hiệp các Hội hữu nghị Hà Tĩnh.

Hằng năm, tôi đều được mời tham dự các cuộc giao lưu, gặp gỡ với những người từng sống ở Liên Xô cũ và nước Nga. Họ có thể là trí thức, nhưng cũng có thể là những người hiện nay đang buôn bán, làm những công việc bình thường. Họ cùng nhau hát, cùng nói tiếng Nga, cùng ôn lại những tháng ngày được sống trong tình yêu thương của bạn bè, của nhân dân Liên Xô. Đến đây, tôi mới hiểu sâu sắc một điều: Không riêng tôi, dòng chảy văn hóa Nga đang âm thầm mà mãnh liệt chảy trong trái tim của rất nhiều người Việt Nam.

Trong cuộc gặp mặt cách đây vài năm, tôi đã được nghe anh Trần Đình Hồng - Chủ tịch Hiệp hội Người tiêu dùng Hà Tĩnh đọc nguyên văn bài thơ: “Đợi anh về” của Xi-mô-nốp bằng tiếng Nga. Anh Hồng nguyên là Chủ tịch UBND thị xã Hà Tĩnh, Phó Giám đốc Sở Thương mại - Du lịch. Anh sang Nga học Đại học Kinh tế từ năm 1976-1981. Mấy chục năm trôi qua, anh vẫn vẹn nguyên tình yêu ấy với nước Nga và với thi ca Nga.

Văn hóa Nga - mạch nguồn chảy mãi…

Biểu diễn văn nghệ nhân ngày thành lập Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội. Ảnh internet

Tối thứ 7 (2/11) vừa qua, VTV1 phát chương trình “Nước Nga trong trái tim tôi”, tôi biết thêm dịch giả Lê Tự Minh, một du học sinh Nga. Vì yêu mến, đắm say với những bản tình ca Nga, thi ca Nga, anh đã dịch rất nhiều bản nhạc Nga ra lời Việt, trong đó có bài “Hoa Ka-ri-na” mà một thời chúng tôi hay hát. Mặc dầu trước đó đã có người dịch, nhưng so với nguyên tác, anh thấy chưa lột tả hết cảm xúc, vẻ đẹp của ca từ nên đã dịch mới.

Trước đây, nói đến các dịch giả tiếng Nga, chúng tôi chỉ biết đến Thúy Toàn, Thái Bá Tân, Bằng Việt. Hóa ra còn nhiều dịch giả thơ, nhạc mà chúng tôi chưa biết đến. Lâu lắm rồi, nhà báo Lại Văn Sâm, một người từng được đào tạo ở Liên Xô cũ mới dẫn chương trình. Sự hiện diện của Hội Hữu nghị Việt - Nga, Nga - Việt, các diễn viên của hai nước, chương trình thực sự làm thỏa mãn rất nhiều khán thính giả.

Những năm qua, với sự khởi xướng của nhiều giáo viên từng học tập ở nước Nga và những người yêu mến nhạc Nga, Trường Đại học Hà Tĩnh có một câu lạc bộ văn học nghệ thuật Nga. Hằng năm, vào dịp kỷ niệm ngày Cách mạng tháng Mười Nga (7/11), các sinh viên của trường hóa thân trong các vũ điệu, bản tình ca Nga bằng cả hai thứ tiếng khiến các đại biểu Hội Hữu nghị Nga - Việt đến từ nước Nga và du học sinh, lao động, những người yêu mến văn hóa Nga cảm giác như mình đang được sống trên đất nước tươi đẹp ấy.

Khó có thể kể hết những hoạt động của các hội hữu nghị Việt - Nga ở 63 tỉnh, thành và các chương trình, gameshow của nhiều kênh nhiều truyền hình. Hiện nay, khoảng cách địa lý như được xích lại gần bởi những chuyến đi về của doanh nhân, trí thức, du học sinh, người lao động Nga với Việt Nam và với Hà Tĩnh.

Bằng sự chắp nối của Giáo sư - Viện sĩ Nguyễn Huy Hoàng và sự tài trợ của doanh nhân Hoàng Văn Vinh - Chủ tịch Hội Người Việt lại tỉnh Svet-lop, bản Truyện Kiều bằng tiếng Nga đã được nhà thơ trẻ người Nga Vasili Popov thực hiện. Hội Kiều học Việt Nam cũng đã tổ chức hội thảo “Nguyễn Du - Puskin, tương đồng và khác biệt”. Những hoạt động đó vun dày thêm tình hữu nghị Việt - Nga trong sáng, thủy chung, làm giàu có thêm văn hóa Nga, văn hóa Việt Nam.

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.