“Trên con đường ấy, Trường Sơn” - trường ca của những ký ức thời chống Mỹ

(Baohatinh.vn) - Với tập trường ca này, nhà thơ Lê Quang Trang đã cố gắng đưa hết tài năng và vốn sống được tích lũy trong những năm tháng ở chiến trường, để khắc họa đậm nét về con đường Trường Sơn.

Lê Quang Trang là nhà thơ trưởng thành trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Năm 1970, sau khi tốt nghiệp Khoa Văn - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, ông hăm hở vượt Trường Sơn để có mặt nơi tuyến lửa. Ông đã nhanh chóng trở thành phóng viên Báo Văn nghệ giải phóng, dũng cảm và xông xáo.

“Trên con đường ấy, Trường Sơn” - trường ca của những ký ức thời chống Mỹ

Bộ đội hành quân vào chiến trường miền Nam bằng tuyến đường Trường Sơn. Ảnh: Internet

Từ cảm xúc dồn nén về người và cảnh trong cuộc chiến, ông đã hoàn thành trường ca “Trên con đường ấy Trường Sơn” tạo được âm hưởng lớn trong lòng bạn đọc.

Tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần tập thơ này và mỗi lần đọc lại tưởng như mình đang được đi trong cánh rừng Trường Sơn. Một Trường Sơn hùng vĩ, một Trường Sơn hừng hực, một Trường Sơn tươi rói nụ cười của hàng ngàn, hàng vạn chiến sĩ và thanh niên xung phong.

Trường ca “Trên con đường ấy Trường Sơn” có lối viết rất riêng, như một ký sự bằng thơ. Một lối viết giản dị mà không dễ dãi, đề cập đến nhiều mảng của cuộc chiến, bố cục mạch lạc, khúc chiết. Với tập trường ca này, nhà thơ Lê Quang Trang đã cố gắng đưa hết tài năng và vốn sống được tích lũy của mình những năm tháng ở chiến trường, để khắc họa đậm nét về con đường Trường Sơn.

Ông đã tâm sự với tôi: “Trường ca này xem như tập nhật ký tuổi trẻ cuộc đời anh, nó cũng là một món quà tri ân những người đã từng đổ mồ hôi và máu trong cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại này”.

Mở đầu tập trường ca là những câu thơ chân thật, nồng hậu:

Đã nhiều đêm về trong giấc mơ tôi

Gặp lại Trường Sơn những năm tháng cũ

Gặp rừng đại ngàn mùa khô lá đổ

Gặp lại chiến tranh một thuở gian lao

Tập trường ca được chia làm 7 chương, mở đầu chương I “Tiềm thức” là những nét chấm phá về cảnh rừng thiên nhiên hoang dã, nơi mở ra con đường Trường Sơn, cũng là nơi ghi dấu tình cảm của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Ba Na, Gia Rai... với bộ đội và thanh niên xung phong như cây với đất.

Bằng những câu thơ mang màu chính luận, ông đã giải thích rõ tình hình chính trị, bối cảnh lịch sử và âm mưu xảo quyệt của đế quốc Mỹ khi ngăn chia giới tuyến.

“Trên con đường ấy, Trường Sơn” - trường ca của những ký ức thời chống Mỹ

Làng Ho, nhiều người đã đi qua và họ có thể không nhớ nữa, nhưng họ sẽ nhớ nhiều tên làng khác cũng hiện lên khí thế rầm rập bước quân đi với “mũ tai bèo và quần áo màu xanh” như làng Ho này. Tác giả đã lý giải cho người đọc hiểu sức mạnh của người lính Trường Sơn, dẫu quân thù tàn ác đến mấy cũng không thể khuất phục được họ.

Bởi họ có một điểm tựa vững chắc là Đảng vạch đường chỉ lối cho họ biết cầm súng đi lên phía trước, bởi họ có hậu thuẫn vững chắc là Nhân dân. Những con chữ long lanh như từng hạt nắng ở tập trường ca này, đó là tình đoàn kết, yêu thương của đồng đội, tinh thần nồng nàn yêu nước của những chàng trai, cô gái thanh niên xung phong mở đường. Chính sự yêu thương vô tận ấy đã gieo niềm tin mãnh liệt vào đồng bào dân tộc:

Những tinh hoa của buôn làng

Cùng cán bộ cởi trần đóng khố

Từng về đây chịu chung gian khổ

Hạt gạo chia đôi

Than cỏ tranh ven đồi

Thành vị mặn những ngày đói muối.

“Trên con đường ấy, Trường Sơn” - trường ca của những ký ức thời chống Mỹ

Bộ đội công binh đoàn 29 tham gia mở đường Trường Sơn (Ảnh tư liệu: TTXVN)

Lê Quang Trang quan sát tinh tế từ hiện thực cuộc sống hằng ngày và dùng ngôn ngữ mộc mạc:

Thứ côn trùng bé teo mà gây bao tác hại

Bám vào cổ vào tai, vào cơ thể con người

Cảm thấy đau là chúng đã no rồi

Cơn sốt rét cũng bắt đầu từ đó

Chúng giấu mặt trong lá rừng cây cỏ

Thấy hơi người như ma quỷ hiện ra

Rồi những cảnh “Rắn độc cắn đôi mắt trừng mở mãi”, “Mùa mưa về bạn bị lũ cuốn đi” đủ cho người đọc hiểu để làm nên chiến thắng vĩ đại cho Tổ quốc. Lê Quang Trang lại truyền đến cho độc giả một luồng gió mới.

Từ chương V “Những cánh chim đầu đàn” đến chương VI “Chi nhánh, chi lưu”, nhà thơ Lê Quang Trang đã gửi cho nhân loại và thế hệ mai sau thông điệp: Không chỉ có con đường Trường Sơn ở rừng, còn có một Trường Sơn trên biển. Tất cả những người đã đem sức lực, mồ hôi và xương máu của mình cống hiến cho Trường Sơn ở rừng và biển, họ đã “thành tượng đài của thế kỷ XX” vun đắp lý tưởng yêu nước cho thế hệ mới.

Chủ đề Sáng tác Văn học Nghệ thuật

Đọc thêm

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.