Vụ hắt tiết canh lợn ở Hương Khê: Xử nghiêm để giữ nghiêm phép nước!

(Baohatinh.vn) - Mấy ngày nay, dư luận và mạng xã hội “nóng” vụ tiểu thương Nguyễn Thị Loan dùng chai đựng tiết động vật đổ vào người ông Lê Ngọc Huấn - Chủ tịch UBND huyện Hương Khê và đoàn kiểm tra liên ngành của huyện đang kiểm tra công tác giết mổ tại chợ Sơn (Hương Khê - Hà Tĩnh.

Sau khi bị Công an huyện Hương Khê ra quyết định khởi tố, Nguyễn Thị Loan đã viết thư xin lỗi về hành vi của mình.

vu hat tiet canh lon o huong khe xu nghiem de giu nghiem phep nuoc

Nguyễn Thị Loan (ảnh nhỏ) đã có hành vi hắt tiết động vật vào người ông Huấn và thành viên Đoàn kiểm tra liên ngành

Về “động thái” xin lỗi này của Loan, một số người cho rằng ông Lê Ngọc Huấn nên cứng rắn để bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật, trừng phạt người có hành vi vi phạm để cảnh báo, răn đe, phòng ngừa chung.

Bên cạnh đó, có không ít ý kiến cho rằng Chủ tịch UBND huyện nên suy nghĩ, xem xét về thư xin lỗi của chị Loan, nếu có thể thì khoan dung, tha thứ cho người dân hành động nông nổi do thiếu hiểu biết nay đã biết hối hận, nhận thức ra sai lầm.

Xét về mặt đạo lý, không ở đâu và bất kỳ ông chủ tịch UBND huyện - người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước nào ở địa phương lại muốn đẩy công dân của mình vào vòng tù tội. Vì vậy, trong trường hợp này, chắc chắn ông Huấn sẽ chấp nhận lời xin lỗi của Loan dù nó được “phát ra” sau biết bao biến cố, điều tiếng...

Tuy nhiên, việc tha thứ, thậm chí có đơn bãi nại của ông Huấn – với tư cách người bị hại cũng không làm thay đổi được bản chất vụ án. Vì trong sự việc trên, còn có một số cán bộ thực thi nhiệm vụ cũng bị Nguyễn Thị Loan hắt tiết động vật trúng người.

Hơn nữa, Loan thực hiện hành vi hắt tiết động vật vào ông Huấn và một số thành viên Đoàn kiểm tra khi họ đang thi hành công vụ. Điều đáng nói hơn, về nhân thân, Loan lại là đối tượng “có tiền án” về một vụ án trước đó.

Thiết nghĩ, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Chủ đề Gây rối - Trật tự - Phá hoại

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.