Vùng chồng lấn trên biển với Indonesia: Nơi nguy hiểm với ngư dân Việt

Nhìn khuôn viên bên ngoài khá đẹp mắt như một công viên xanh, được trang trí bằng những cây cảnh, cây hoa xung quanh, ít ai nghĩ đây là nhà tù của đảo Kalimantan, nơi giam giữ hơn 800 tù nhân với đủ các loại tội phạm bị kết án. 16 ngư dân Việt Nam là những tù nhân trong số đó. Họ là những thuyền trưởng, máy trưởng bị kết án tù vì đã điều khiển những con tàu đánh cá đi vào vùng biển của Indonesia.

vung chong lan tren bien voi indonesia noi nguy hiem voi ngu dan viet

Ngư dân Việt Nam tại Tại trại tạm giữ của cơ quan xuất nhập cảnh Pontianak, đảo Kalimantan,Indonesia. (Ảnh: Trần Chiến/Vietnam+)

Trong cái nắng gay gắt của tháng Năm, đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã đi thăm lãnh sự các ngư dân bị giữ tại đảo Kalimantan, Indonesia.

Đoàn đã thăm hỏi, cung cấp cho ngư dân những thông tin liên quan đến việc xử lý các vi phạm trên biển và lắng nghe những ngư dân nói về các vấn đề của họ. Nhưng, câu chuyện của họ không chỉ dừng ở sự khó khăn khi bị giam giữ, những tiếc nuối vì hành vi vi phạm, họ còn có những ấm ức khi cho rằng mình bị bắt ở khu vực chồng lấn giữa hai nước.

Ngư dân Nguyễn Tâm – Quảng Ngãi, làm tài công trên tầu cá Vũng Tàu chia sẻ: “Chủ tàu thuê, trả tiền công cho tôi 6 triệu/tháng, một chuyến đi khoảng từ 40-50 ngày, thỉnh thoảng họ có bồi dưỡng thêm cho 1-2 triệu/chuyến đi biển. Tầu của tôi bị bắt khi đang ở vị trí thuộc khu vực chồng lấn giữa Việt Nam và Indonesia. Tôi bị lực lượng Kiểm Ngư của Pontinak bắt, bị họ giam giữ ở trại tạm giữ 4 tháng, sau đó ra tòa xử 4 tháng, hiện tại tôi đã ở trong này được 2 tháng."

vung chong lan tren bien voi indonesia noi nguy hiem voi ngu dan viet

Ngư dân Việt Nam tại Tại trại tạm giữ của cơ quan xuất nhập cảnh Pontianak, đảo Kalimantan,Indonesia. (Ảnh: Trần Chiến/Vietnam+)

Bờ biển lục địa Việt Nam và bờ biển Kalimantan, Indonesia, cách nhau khoảng 474 hải lý, khoảng cách gần nhất giữa các đảo của hai bên là 246 hải lý. Gần đảo Natuna Bắc của Indonesia có một rãnh sâu khoảng 80 đến 100m.

Việt Nam và Indonesia đang tiếp tục thúc đẩy đàm phán về phân định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) giữa hai nước. Gần đây nhất là Vòng đàm phán lần 8 đã được tổ chức tại đảo Bali, Indonesia hồi tháng 3/2016. Tuy nhiên, khi chưa được phân định rõ ràng thì đây cũng là một cái khó cho người đi biển.

Một số ngư dân cho biết, trước khi ra khơi, họ được hải quân cấp cho 1 bản đồ, tuy nhiên, bản đồ này không trùng khớp với bản đồ mà phía Indonesia sử dụng để xác định các vị trí sai phạm của ngư dân Việt Nam. Vì vậy, trong một số trường hợp, các ngư dân cảm thấy bị “oan”, không thỏa đáng khi cho rằng mình bị bắt khi chưa vi phạm vào vùng biển nước bạn.

Các ngư dân đều bày tỏ mong muốn sớm được trở về Việt Nam đoàn tụ với gia đình và tiếp tục làm ăn, nhiều người trong số họ dù gắn bó với biển hàng chục năm nhưng sau sự việc này không còn thiết tha với nghề đi biển nữa. Có người vì không biết làm gì khác nên xác định vẫn tiếp tục nghề biển, chỉ có điều, họ sẽ không đi khơi nữa, mà chỉ đánh bắt ven bờ…

Ngư dân Nguyễn Tâm (Quảng Ngãi) chia sẻ: “Tôi đã đi làm nghề biển 20 năm nay, sau đợt này về tôi sẽ không làm nghề đi biển nữa.”

Trong khi đó, ngư dân Nguyễn Văn Phước cho biết, sau này về vẫn phải tiếp tục nghề đi biển để kiếm sống nhưng sẽ không đi “khơi” (đánh bắt xa bờ) nữa mà chỉ đi đánh bắt ở gần bờ để lấy tiền nuôi gia đình.

Mức án đối với thuyền trưởng và tài công thường rất nặng, họ phải chịu án trung bình từ 6 tháng đến 6 năm, tùy mức độ vi phạm vùng biển và hải phận của Indonesia.

vung chong lan tren bien voi indonesia noi nguy hiem voi ngu dan viet

Các thuyền trưởng và máy trưởng chịu án tù ở nhà tù Lapas của đảo Kalimantan. (Ảnh: Trần Chiến/Vietnam+)

Thuyền trưởng Nguyễn Ngọc Khoái – Bình Thuận cũng là chủ tàu cho biết: “Tôi là chủ tầu, khi bị bắt đã ở vị trí xâm phạm chủ quyền của nước bạn, tôi bị tầu Kiểm ngư 6301 của Indonesia bắt giữ. Đây là tầu mới của gia đình tôi, vừa đi biển lần đầu tiên đã bị bắt giữ. Tầu đấy tôi mới làm xong hết 1 tỷ đồng, đấy là tiền của gia đình cũng như của anh em, hàng xóm để làm nghề. Thời điểm đó tôi đi là mùa bão, biển gió lớn không thể quay trở về Việt Nam, tôi dạt vào một đảo nhỏ của Indonesia, tình cờ lực lượng Kiểm ngư của họ phát hiện được và bị bắt. Lúc bị bắt tôi đã đi được hơn 1 tuần, trên tàu lúc đó đã có cá. Tôi bị bắt ngày 3/01/2015, đây là lần đầu tiên tôi đi biển, bị họ bắt, xử tù, tầu bị họ cho đánh chìm. Tôi đã thi hành án được 2 năm 4 tháng rồi, còn lại 2 năm nữa.”

Những người đã biết rõ án của mình là như vậy, còn đối với các ngư dân được thuê làm thủy thủ trên tàu, họ không bị đưa ra xét xử mà sẽ phải chờ các cơ quan chức năng Việt Nam và Indonesia hoàn thành các thủ tục để đưa về Việt Nam. Tuy nhiên, một ngày bị giam giữ ở nơi xa xôi đất khách quê người này trôi qua thật không hề dễ dàng với bất cứ ai…/.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Nhu cầu lao động ở Nhật Bản tăng nhưng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm nguồn, phải “mua” lại từ môi giới với giá 20-30 triệu đồng mỗi người để kịp đơn hàng.
Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống.
Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 cũng quy định 3 trường hợp người đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng bị tạm dừng hưởng chế độ như luật hiện hành nhưng có một số điều chỉnh.
5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

Tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.