Xã miền núi Hà Tĩnh với “bài toán khó” 90 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

(Baohatinh.vn) - Với thực lực hết sức hạn chế, xã Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh) đang đau đầu với "bài toán" huy động hơn 90 tỷ đồng để thực hiện mục tiêu đạt chuẩn NTM vào năm 2021.

Xã miền núi Hà Tĩnh với “bài toán khó” 90 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Xã Kỳ Tây bắt tay xây dựng NTM với điểm xuất phát rất thấp

Gần 3 năm qua, cán bộ và Nhân dân thôn Hồng Xuân (Kỳ Tây) tập trung cao cho xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu. Dù người dân đã vào cuộc thực hiện các tiêu chí từ nội lực, tuy nhiên để đến đích kiểu mẫu còn gian nan, trong đó cản trở lớn nhất là trục đường xã chạy qua thôn với chiều dài 500 m chưa được cứng hóa.

Bà Nguyễn Thị Nghị - Bí thư Chi bộ thôn Hồng Xuân trăn trở: “Tuyến đường trục xã đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, nội lực của thôn không thể làm nổi. Cũng vì thấy tiêu chí giao thông là quá sức nên một số người dân có tâm lý chùn bước khi triển khai các tiêu chí khác...”.

Xã miền núi Hà Tĩnh với “bài toán khó” 90 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Do thiếu kinh phí, đường trục chính của xã đoạn qua thôn chưa được cứng hóa, dẫn tới thôn Hồng Xuân chưa biết bao giờ mới đạt chuẩn khu dân cư mẫu.

Đây cũng là khó khăn chung của xã Kỳ Tây trong thực hiện tiêu chí số 2 - giao thông. Với tổng số chiều dài đường giao thông toàn xã (kể cả đường trục thôn) lên đến 70km, hiện nay Kỳ Tây còn khoảng 30 km đường các loại chưa được cứng hóa, trong đó có 2 tuyến chính với chiều dài gần 3 km, đang xuống cấp nghiêm trọng.

“Chỉ tính đường trục chính của xã, để hoàn thành dự kiến sẽ phải cần 20 tỷ đồng, tuy nhiên với điều kiện hiện tại xã chưa biết nhìn vào đâu...” - ông Nguyễn Văn Hệ, Bí thư Đảng ủy xã Kỳ Tây cho biết.

Xã miền núi Hà Tĩnh với “bài toán khó” 90 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Tuyến đường trục chính của xã đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng hiện vẫn chưa bố trí được kinh phí để nâng cấp.

Còn về thủy lợi, ông Hệ cho biết, trên địa bàn có 3 con đập gồm: đập Cây Trường, đập Bàu Môn, đập Chọ Má thì hiện tại chỉ có đập Cây Trường là phát huy được tác dụng cung cấp nước tưới và sinh hoạt cho gần 40% nhu cầu của người dân; 2 đập còn lại đều đã xuống cấp từ lâu và chưa có kinh phí sửa chữa, nâng cấp.

Vì vậy, nhiều năm qua sản xuất và sinh hoạt của người dân ở nhiều thôn phụ thuộc vào... nước trời! Đặc biệt, có 3/6 thôn thường xuyên thiếu nước tưới; vào mùa nắng nóng năm nào cũng thiếu nước sinh hoạt.

Theo kế hoạch, dự kiến năm 2021 xã Kỳ Tây sẽ về đích NTM. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, xã mới chỉ đạt 12 tiêu chí; các phần việc còn lại là những tiêu chí khó, đòi hỏi nguồn kinh phí lớn như: giao thông, thủy lợi, trường học, nhà ở dân cư, hộ nghèo, khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu... Theo tính toán, để thực hiện các khối lượng công việc của các tiêu chí này, xã cần nguồn lực hơn 90 tỷ đồng.

Xã miền núi Hà Tĩnh với “bài toán khó” 90 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Kỳ Tây đã quy hoạch 3 vùng tập trung, nhưng chưa có kinh phí để xây dựng nghĩa trang

Trong các phần việc chưa đạt, ngoài giao thông, thủy lợi thì trường học cũng là một tiêu chí gần như chưa thể thực hiện được trong vài năm tới nếu không có nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài.

Chưa thực sự khang trang, nhưng hiện tại trường THCS và tiểu học có thể tạm chấp nhận được, còn nan giải nhất hiện nay là trường mầm non. Từ trước đến nay, Kỳ Tây tồn tại 3 điểm trường mầm non, khi tập trung về một điểm để nâng cao chất lượng dạy và học thì cơ sở vật chất đến nay chưa đáp ứng được yêu cầu.

Xã miền núi Hà Tĩnh với “bài toán khó” 90 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Trường Mầm non xã Kỳ Tây đang xây dựng nhưng do thiếu kinh phí nên chưa thể thể hoàn thành

“Công trình nhà học quy mô 16 phòng, đến nay mới làm được một dãy nhà 8 phòng; nhiều hạng mục phụ trợ khác cũng đang dang dở và chưa bố trí được nguồn vốn để thực hiện” - ông Nguyễn Văn Hệ, Bí thư Đảng ủy xã cho hay.

Ngoài ra, các tiêu chí như: Hộ nghèo, môi trường và an toàn thực phẩm... hiện đạt khối lượng khá thấp, đang là những thách thức không nhỏ đối với xã vùng thượng Kỳ Tây.

Kỳ Tây là xã khó khăn nhất trong các xã tốp cuối của huyện Kỳ Anh, đặt quyết tâm đạt chuẩn NTM vào năm 2021. Mặc dù cấp ủy, chính quyền và toàn thể người dân đã nỗ lực cao, nhưng trong thời gian hơn 1 năm để hoàn thành 8 tiêu chí với một khối lượng công việc khổng lồ, trong khi đời sống của người dân còn khó khăn, thu ngân sách hàng năm chưa nổi 500 triệu đồng, nếu không có nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài thì việc chạm đích NTM năm 2021 là điều khó có thực hiện được.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.