(Baohatinh.vn) - Mộ ông Trương Hữu Thông và Nhà thờ Trương Hữu ở thôn Tri Khê, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh là niềm tự hào để địa phương, dòng họ tiếp tục chung sức xây dựng quê hương.
Sáng 30/4, xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà phối hợp với thôn Tri Khê và dòng họ Trương Hữu long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh mộ ông Trương Hữu Thông và Nhà thờ họ Trương Hữu.
Lãnh đạo địa phương xã Thạch Sơn và bà con nhân dân dự lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Ông Trương Hữu Thông (1872 - 1951), là con của ông Trương Hữu Ngang và bà Nguyễn Thị Nghiêm ở xã Đan Chế (nay xã Thạch Sơn). Ông sinh ra trong gia đình và dòng họ có truyền thống hiếu học, trọng đạo nghĩa. 39 tuổi đỗ phó Bảng, làm thừa biện bộ Công, hàm Tu soạn. Triều đình không chỉ trọng dụng ông về tài năng, đức độ mà còn ban tặng 2 đạo sắc phong cho thân phụ.
Lễ rước bằng xếp hạng về nhà thờ.
Quá trình làm quan, ông Trương Hữu Thông luôn thể hiện phẩm chất tốt đẹp, cần mẫn, tận tụy, thanh liêm, chính trực trong công việc và cuộc sống. Cuộc đời và sự nghiệp của ông là tấm gương sáng về lòng trung quân ái quốc, son sắt vì nước, vì dân. Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, dòng họ Trương Hữu trở thành dòng họ lớn trong vùng; con cháu và bậc hậu duệ cần cù lao động sản xuất, khắc phục khó khăn, có nhiều người đỗ đạt, đóng góp quan trọng cho quê hương, đất nước.
Mộ ông Trương Hữu Thông và Nhà thờ Trương Hữu được xây dựng ở vùng đất làng Hạ Mục trước đây (nay thôn Tri Khê). Di tích bố trí một khối liên kết, thống nhất khá kiên cố, hài hòa với môi trường cảnh quan xung quanh. Nơi đây là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, kết nối tình cảm của những người con dòng họ.
Phần mộ ông Trương Hữu Thông và Nhà thờ Trương Hữu
UBND Hà Tĩnh đã có Quyết định 124/QĐ-UBND ngày 13/01/2023 công nhận xếp hạng mộ ông Trương Hữu Thông và Nhà thờ Trương Hữu là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Đây là niềm vinh dự, tự hào để Đảng bộ, Nhân dân xã Thạch Sơn và dòng họ tiếp tục củng cố khối đại đoàn kết, chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương.
TS Nguyễn Viết Hương - chủ nhân giải thưởng Quả Cầu Vàng năm 2024 mong muốn được dẫn dắt các học sinh, sinh viên Hà Tĩnh tiến xa hơn trong sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ.
Cô Nguyễn Thị Minh Thơ - Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Đức Long (Đức Thọ) là giáo viên duy nhất ở Hà Tĩnh đạt giải thưởng “Cánh én hồng” năm 2024.
Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.
Cuộc thi “Tìm kiếm tài năng dân ca ví, giặm” được tổ chức tại Hà Tĩnh đã khẳng định thêm sức sống trường tồn của dân ca ví, giặm trong lòng công chúng.
Bằng trách nhiệm và tâm huyết, nhiều cán bộ, công chức và người dân ở Hà Tĩnh đã xây dựng tình đoàn kết trong xã hội, khơi lên sức mạnh, chung sức xây dựng đời sống văn hóa.
Đầu đông, những cây mỹ nhân trên đất Thành Sen nở hoa rực rỡ. Cánh hoa mỏng manh mang sắc hồng thắm trải dài trên nhiều góc phố làm bao người đắm say...
Các chuyên gia đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực nhằm giúp Hà Tĩnh phát triển du lịch xanh bền vững, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH tỉnh nhà.
Chị Võ Thị Hiền - Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Thiên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) luôn là người nhiệt huyết, tận tâm với công việc, thường xuyên giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn ở trên địa bàn.
Hà Tĩnh là vùng địa linh nhân kiệt, nơi sinh ra nhiều bậc hiền tài có những đóng góp to lớn cho quê hương, đất nước. Trong đó có nhiều vị đảm nhiệm chức quan Tế tửu Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).
Phong trào xây dựng gia đình “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo” ở TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đang được lan tỏa rộng rãi, góp phần quan trọng trong xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị ở địa phương.
Người mẫu nhí Phạm Ngọc Anh (SN 2013, quê ở TP Hà Tĩnh) để lại nhiều dấu ấn tại Tuần lễ thời trang thế giới Tokyo Couture Fashion Week được tổ chức tại Nhật Bản.
Không ngừng tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Hà Tĩnh nỗ lực hướng đến xây dựng đời sống văn hóa ngày càng tốt đẹp.
Cùng với vấn đề về y đức, y đạo, y lý, y thuật, dưỡng sinh… Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác còn đề cập nhiều đến hai chữ “lợi danh” trong các tác phẩm của mình, đặc biệt là trong Thượng Kinh ký sự.
Lễ hội đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) được tổ chức với nhiều hoạt động sôi nổi, đậm bản sắc văn hoá truyền thống, thu hút hàng ngàn du khách về chiêm bái và tham gia.
Tại quê ngoại Hà Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã dành trọn cuộc đời để nghiên cứu về y thuật, chữa bệnh cứu người. Nhiều di sản y học vô cùng quý báu được Đại danh y để lại cho hậu thế.
Sau nhiều nỗ lực xây dựng, KDL sinh thái Đá Bạc Eco thuộc xã Nam Điền (Thạch Hà) do ông Nguyễn Minh Trang (SN 1964, trú tại TP Hà Tĩnh) làm chủ đã được công nhận là điểm du lịch cấp tỉnh.
10 năm làm Trưởng thôn Động Eo, xã Sơn Tiến (Hương Sơn, Hà Tĩnh), chị Phan Thị Thủy luôn nỗ lực gắn kết cộng đồng, đưa thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu.
120 hội viên Hội Nông dân TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) thi gói và nấu 1.800 chiếc bánh chưng dâng Thánh tại lễ hội đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười năm 2024.
BQL Khu di tích đền thờ Chế thắng Phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu (xã Kỳ Ninh, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đang triển khai nhiều phần việc để phục vụ du khách trong mùa lễ hội lớn nhất năm.
Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
Với nhiều giá trị văn hóa, tâm linh, di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đền Chợ Củi (xã Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) là địa chỉ thu hút du khách gần xa, nhất là vào mùa lễ hội.
Hội thi “Nghiệp vụ buồng trong cơ sở lưu trú Hà Tĩnh năm 2024" do Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức nhằm tôn vinh và nâng cao chất lượng đội ngũ làm nghề phục vụ tại các cơ sở du lịch.
Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Tự hào được sinh ra và lớn lên trên quê hương của Đại danh Lê Hữu Trác, thế hệ trẻ Hà Tĩnh luôn ý thức trách nhiệm phát huy giá trị truyền thống, cống hiến xây dựng quê hương.
Như tiếng chuông chùa ngân vọng bên dòng Ngàn Phố (Hương Sơn, Hà Tĩnh), những tác phẩm y học, văn học của Đại danh y Lê Hữu Trác để lại khiến hậu thế thêm kính ngưỡng tài năng, nhân cách của ông.
Công tác chuẩn bị cho lễ hội đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười ở TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đang được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo hoạt động đón du khách về chiêm bái và tham gia các hoạt động văn hoá.
Cùng với các vị danh nhân tiêu biểu khác, Bạt Quận công Dương Trí Trạch đã góp phần rất lớn trong việc tạo dựng, vun đắp nên bản sắc văn hóa đặc sắc của mảnh đất Hà Tĩnh.
Em Lê Anh Thư (lớp 9A, Trường THCS Mỹ Duệ, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã giành 1 giải khuyến khích và 1 giải chuyên đề tại chung kết toàn quốc Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024.
Ông quê huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, làm quan dưới thời Vua Lê Hiển Tông nhà Lê Trung Hưng. Khi đi sứ phương Bắc, ông được Vua nhà Thanh phong làm Lưỡng quốc Đình nguyên Thám hoa và tặng áo cẩm bào.