Xây dựng “vé thông hành” cho cây mai vàng Kỳ Nam

(Baohatinh.vn) - Dự kiến vào đầu tháng 8/2023, hồ sơ cấp bằng bảo hộ và chỉ dẫn địa lý cho cây mai vàng Kỳ Nam (TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) sẽ được hoàn tất để trình Cục Sở hữu trí tuệ xem xét, cấp bằng.

Xây dựng “vé thông hành” cho cây mai vàng Kỳ Nam

Mai vàng Kỳ Nam.

Trong nhiều năm trở lại đây, cây mai vàng đã trở thành sản phẩm khá đặc trưng của xã Kỳ Nam. Ðể nâng cao giá trị, danh tiếng và sức cạnh tranh cho sản phẩm, Trung tâm Ứng dụng Khoa học công nghệ (KHCN) Hà Tĩnh (trực thuộc Sở KHCN Hà Tĩnh) đang phối hợp với UBND thị xã Kỳ Anh triển khai đăng ký bảo hộ và quản lý chỉ dẫn địa lý (CDĐL) cho sản phẩm này.

Sau khi triển khai dự án: “Tạo lập chỉ dẫn địa lý “Kỳ Nam” dùng cho sản phẩm cây mai vàng bản địa của thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh”, Trung tâm Ứng dụng Khoa học công nghệ Hà Tĩnh, UBND thị xã Kỳ Anh phối hợp với chính quyền địa phương và hộ trồng mai triển khai các bước theo quy trình.

Bà Đinh Thị Hà Trang - cán bộ Trung tâm Ứng dụng KHCN Hà Tĩnh, chủ nhiệm dự án thông tin: “Dự án tiến hành qua 30 bước, đến nay đã thực hiện được gần 60%. Hiện, đơn vị đang tập trung hoàn thiện hồ sơ để trình Cục Sở hữu trí tuệ xem xét cấp bằng bảo hộ và chỉ dẫn địa lý “Kỳ Nam” cho cây mai vàng vào đầu tháng 8/2023...”.

Xây dựng “vé thông hành” cho cây mai vàng Kỳ Nam

Xã Kỳ Nam, được xem là “thủ phủ” mai vàng của Hà Tĩnh, với hơn 100 hộ trồng trên diện tích khoảng 7 ha. Trong ảnh: Bí thư Thị ủy Kỳ Anh Đặng Văn Thành (người thừ 2 từ trái sang) cùng đoàn công tác kiểm tra vườn mai của ông Hoàng Kim Mai, thôn Tân Thành, xã Kỳ Nam.

Triển khai từ tháng 12/2022, dự án đã trải qua nhiều bước xét duyệt quan trọng, như: thu thập thông tin tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã Kỳ Anh; quá trình xây dựng thương hiệu cho cây mai vàng gắn với địa danh “Kỳ Nam”; tổ chức hội thảo triển khai thực hiện dự án; lấy mẫu, phân tích thành phần đất, nước tại khu vực CDĐL và khu vực đối chứng để so sánh các yếu tố khác biệt;

Lấy hình ảnh phân tích đặc điểm về hình thái, cảm quan của sản phẩm cây mai vàng bản địa tại khu vực CDĐL và khu vực đối chứng; xây dựng mẫu logo CDĐL; tư vấn cơ sở pháp lý và thực tiễn cho cơ quan quản lý để ban hành quyết định về việc đăng ký, quản lý CDĐL; phê duyệt bản đồ khu vực địa lý và các tài liệu liên quan…

Ông Bùi Văn Chuổng - Chủ tịch UBND xã Kỳ Nam cho hay: “Khi có dự án triển khai, các hộ dân trồng mai trong xã rất vui mừng, hợp tác cùng các đơn vị liên quan tiến hành các bước hoàn tất hồ sơ cấp bằng theo đúng tiến độ đề ra...".

Xây dựng “vé thông hành” cho cây mai vàng Kỳ Nam

Lãnh đạo xã Kỳ Nam kiểm tra hệ thống tưới tự động tại các hộ trồng mai thôn Tân Thành, xã Kỳ Nam.

Xã Kỳ Nam, được xem là “thủ phủ” mai vàng của Hà Tĩnh, với hơn 100 hộ trồng với diện tích khoảng 7 ha. Với truyền thống trồng mai cảnh lâu đời, những nông dân ở Kỳ Nam đã tạo ra những sản phẩm có giá trị, thẩm mỹ và được người chơi mai đánh giá cao.

Theo người dân xã Kỳ Nam, do đặc thù về thổ nhưỡng nên cây mai Kỳ Nam hình thành ba sắc thái: mai rừng (mọc trên rừng), mai biển (mọc dọc bờ biển) và mai cồn (mọc ở các cồn cát - được ví là “công chúa” bởi có hoa rất to, sắc vàng đậm).

Đặc điểm của cây mai vàng Kỳ Nam là sống lâu năm (có thể sống được hàng trăm năm tuổi), sinh trưởng mạnh, ít sâu bệnh. Mai vàng Kỳ Nam nở tự nhiên vào khoảng tháng 12 (âm lịch).

Bà Võ Thị Nở, chủ vườn mai ở thôn Tân Thành, xã Kỳ Nam chia sẻ: “Mai vàng ở đây có lá to, bầu, dày, màu xanh đậm, hoa 5 cánh mọc thành chùm, màu sắc hoa vàng đậm, lâu phai, thân cành cứng, màu nâu đậm; khác biệt so với các loài mai ở vùng khác (lá nhỏ, mỏng, xanh ánh vàng, cành nâu nhạt, chủ yếu hoa đơn). Đặc biệt, mai vàng Kỳ Nam có khả năng chịu hạn, chịu úng và chịu được cả khí hậu khô nóng, thiếu nước”.

Xây dựng “vé thông hành” cho cây mai vàng Kỳ Nam

Với truyền thống trồng mai cảnh lâu đời, những nông dân ở Kỳ Nam đã tạo ra những sản phẩm có giá trị, thẩm mỹ và được người chơi mai đánh giá cao. Trong ảnh: Lãnh đạo thị xã Kỳ Anh kiểm tra mô hình trông mai của bà Võ Thị Nở, thôn Tân Thành, Kỳ Nam.

Các chủng mai vàng của xã Kỳ Nam đã thể hiện được tính chất riêng biệt, có mối liên hệ với điều kiện tự nhiên, sinh thái của khu vực sản xuất. Đây chính là cơ sở khoa học để xây dựng chỉ đẫn địa lý cho mai vàng của Kỳ Nam.

Qua đó, nhân rộng mô hình ra các xã vùng phụ cận như: Kỳ Phương, Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Thịnh, Kỳ Trinh. Các phường này đều nằm trong vùng núi thuộc sườn Đông dãy Hoành Sơn có đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tương tự như xã Kỳ Nam.

Xây dựng “vé thông hành” cho cây mai vàng Kỳ Nam

Chỉ dẫn địa lý là “giấy thông hành” cho sản phẩm mai vàng Kỳ Nam.

“Sau khi nộp hồ sơ lên Cục Sở hữu trí tuệ, Trung tâm Ứng dụng KHCN Hà Tĩnh và UBND thị xã Kỳ Anh sẽ phối hợp tích cực với địa phương và người dân xây dựng sơ đồ và thuyết minh mô hình quản lý - sử dụng - bảo vệ CDĐL; xây dựng hướng dẫn trình tự cấp và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL “Kỳ Nam” cho sản phẩm cây mai vàng; thiết kế hệ thống nhận diện sản phẩm mang CDĐL… Hy vọng trong năm 2024, mai vàng Kỳ Nam sẽ được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý", bà Đinh Thị Hà Trang - cán bộ Trung tâm Ứng dụng KHCN Hà Tĩnh, chủ nhiệm dự án chia sẻ thêm.

Chỉ dẫn địa lý giống như giấy thông hành cho sản phẩm. Khi mai vàng Kỳ Nam được gắn chỉ dẫn, có nhiều lợi thế và được bảo hộ khi thông thương trên thị trường. Chỉ dẫn địa lý sẽ giúp người tiêu dùng dễ nhận biết và phân biệt được mai vàng Kỳ Nam với mai được trồng từ các vùng khác.

Việc đăng ký bảo hộ sẽ mang lại tác động tích cực đối với người dân trong việc giữ gìn và phát triển giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, bảo vệ uy tín và danh tiếng sản phẩm của địa phương trồng mai vàng của tỉnh, tạo thêm việc làm cho lao động địa phương….

Ông Nguyễn Văn Chung - Phó Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.
Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân Hà Tĩnh bám đồng, đẩy nhanh tiến độ làm đất đợt cuối và bắt đầu xuống giống những trà lúa đầu tiên của vụ xuân 2025.
Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Là địa phương “đi sau” trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nhưng huyện Kỳ Anh đã có nhiều cách làm sáng tạo. Trong đó, huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng thành công các khu dân cư NTM kiểu mẫu, thôn thông minh, coi đây là nền móng tạo sự lan toả, đưa phong trào xây dựng NTM của huyện phát triển vững chắc.