Xót xa gần 92.000m2 rừng tự nhiên ở Hà Tĩnh bị chính chủ rừng triệt hạ

(Baohatinh.vn) - Từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) phát hiện, xử lý hơn 92.000 m2 rừng tự nhiên bị chặt phá chỉ bởi mục đích trồng keo. Điều đáng nói, đối tượng phá rừng lại chính là các chủ rừng...

Xót xa gần 92.000m<sup>2</sup> rừng tự nhiên ở Hà Tĩnh bị chính chủ rừng triệt hạ

Nhiều ha rừng tự nhiên - quy hoạch rừng sản xuất tại tiểu khu 236B, xã Hương Vĩnh đã bị hủy hoại.

Trong quá trình kiểm tra khu vực rừng giao cho các hộ gia đình, cá nhân tại tiểu khu 236B, xã Hương Vĩnh, Hạt Kiểm lâm Hương Khê phát hiện hơn 6 ha rừng bị chặt phá, hủy hoại trái pháp luật.

Sau khi phát hiện vụ việc, trong tháng 4 năm 2020, Hạt Kiểm lâm huyện đã phối hợp với Công an huyện, Viện Kiểm sát nhân dân huyện, Phòng Tài nguyên môi trường huyện và UBND xã Hương Vĩnh kiểm tra, khám nghiệm hiện trường rừng bị chặt phá để phối hợp điều tra, làm rõ vụ việc.

Xót xa gần 92.000m<sup>2</sup> rừng tự nhiên ở Hà Tĩnh bị chính chủ rừng triệt hạ

Tại thửa rừng của ông Nguyễn Viết Lệ có 25.190 m2 rừng tự nhiên - quy hoạch rừng sản xuất bị chặt phá...

Qua kiểm tra cho thấy, tại lô rừng (thửa đất số 133, tờ bản đồ số 1, thuộc Tiểu khu 236B, xã Hương Vĩnh với tổng diện tích 77.420 m2) đã được cấp GCNQSD đất cho hộ ông Nguyễn Viết Lệ và vợ là bà Trần Thị Hoa (thôn Vĩnh Đại, xã Hương Vĩnh) có 25.190 m2 rừng tự nhiên - quy hoạch rừng sản xuất bị chặt phá.

Tại hiện trường, trên các gốc cây còn để lại vết chặt bằng dao rựa và vết cắt bằng cưa xăng, toàn bộ thân cây đang nằm cạnh gốc chặt.

Quá trình xác minh đã xác định, ông Nguyễn Viết Lệ (chủ rừng) là người vi phạm.

Xót xa gần 92.000m<sup>2</sup> rừng tự nhiên ở Hà Tĩnh bị chính chủ rừng triệt hạ

Trữ lượng gỗ bị chặt hạ kiểm đếm được là 54,1m3 gỗ rừng tự nhiên.

Cùng đó, tại lô rừng (thửa đất số 136, tờ bản đồ số 1, thuộc Tiểu khu 236B, xã Hương Vĩnh, diện tích 88.320 m2) cấp GCNQSD đất cho hộ ông Nguyễn Hữu Thọ và vợ là bà Nguyễn Thị Vân (thôn Vĩnh Giang, xã Hương Vĩnh) có 38.260 m2 rừng bị chặt phá.

Khoảnh rừng này đã được gia đình ông Thọ chuyển nhượng cho vợ chồng ông Trần Bá Nghĩa và bà Nguyễn Thị Hiền (thôn Thuận Trị, xã Hương Vĩnh) vào ngày 31/12/2019. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng chỉ được thực hiện theo giấy chuyển nhượng viết tay, chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.

Quá trình điều tra xác định, ông Trần Bá Nghĩa chính là người vi phạm.

Xót xa gần 92.000m<sup>2</sup> rừng tự nhiên ở Hà Tĩnh bị chính chủ rừng triệt hạ

Tại khoảnh rừng tự nhiên - quy hoạch rừng sản xuất được giao cho ông Nguyễn Hữu Thọ cũng có 38.260 m2 rừng bị triệt hạ.

Tang vật thu được của 2 vụ chặt phá rừng là 2 chiếc cưa xăng, 1 chiếc lam cưa xăng, 1 chiếc búa và 10 chiếc rựa mồng.

Về số lâm sản là các cây thân gỗ đã bị chặt hạ đang còn nguyên thân nằm cạnh gốc chặt tại hiện trường, các cơ quan chức năng đã bàn giao cho UBND xã Hương Vĩnh quản lý theo quy định.

Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Hương Khê Nguyễn Quang Hào cho hay, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã phát hiện 8 vụ việc về hành vi phá rừng. Trong đó, đã xử phạt vi hạm hành chính 6 vụ, với diện tích 28.400 m2, xử phạt hơn 85 triệu đồng.

Xót xa gần 92.000m<sup>2</sup> rừng tự nhiên ở Hà Tĩnh bị chính chủ rừng triệt hạ

Mặc dù Hạt Kiểm lâm huyện Hương Khê thường xuyên tuyên truyền pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng đến tận các chủ rừng...

“Riêng đối với hành vi chặt phá hàng chục nghìn m2 rừng tự nhiên của ông Trần Bá Nghĩa và ông Nguyễn Viết Lệ có dấu hiệu vi phạm hình sự về tội “Hủy hoại rừng”. Vì vậy, Hạt đã chuyển toàn bộ hồ sơ và tang vật vi phạm đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hương Khê để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật” – ông Hào cho biết thêm.

Xót xa gần 92.000m<sup>2</sup> rừng tự nhiên ở Hà Tĩnh bị chính chủ rừng triệt hạ

... nhưng chỉ tính từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng đã phát hiện 8 vụ, gần 92.000 m2 rừng tự nhiên bị chính các chủ rừng chặt hạ.

Thiếu tá Lê Văn Hiền - Đội phó Đội CSĐT tội phạm về Kinh tế - ma túy (Công an huyện Hương Khê) cho biết, tại cơ quan điều tra, Nguyễn Viết Lệ đã khai nhận: Do có nhu cầu về đất rừng để trồng cây keo tràm phát triển kinh tế, trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2020, Nguyễn Viết Lệ nhờ một số người sẻ phát, chặt phá cây rừng tự nhiên trong lô đất được giao. Tổng diện tích rừng tự nhiên, quy hoạch rừng sản xuất đã chặt phá là 25.190 m2, có trữ lượng gỗ tròn là 54,1 m3.

“Hiện tại, Cơ quan CSĐT Công an huyện Hương Khê đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Viết Lệ về tội “Hủy hoại rừng”. Còn vụ việc ông Trần Bá Nghĩa đang trong quá trình điều tra, củng cố hồ sơ. Quá trình xác minh ban đầu cho thấy, hành vi phá rừng của ông Trần Bá Nghĩa cũng nhằm mục đích lấy đất trồng cây keo tràm” – Thiếu tá Hiền cho biết thêm.

Chủ đề Gây rối - Trật tự - Phá hoại

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.