Bám sát đồng ruộng, theo dõi, phòng trừ hiệu quả sâu bệnh hại lúa xuân

(Baohatinh.vn) - Đó là ý kiến chỉ đạo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn trong chuyến kiểm tra tình hình sản xuất tại huyện Đức Thọ và Hương Sơn vào sáng 5/3.

bam sat dong ruong theo doi phong tru hieu qua sau benh hai lua xuan

Vào thời điểm này, lúa xuân đang bắt đầu đẻ nhánh. Trong những ngày qua, thời tiết nắng ấm, tạo điều kiện để cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Đây cũng là giai đoạn các địa phương tập trung cho tỉa dặm, bón thúc đợt một các trà lúa.

Tuy nhiên, thời tiết thuận lợi cũng là điều kiện cho các loại sâu bệnh hại lúa phát sinh gây hại.

Hiện nay, một số địa bàn như Đức Thọ, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên đã bắt đầu xuất hiện bệnh đạo ôn trên lá, tỷ lệ nhiễm 2-3%, với tổng diện tích toàn tỉnh khoảng 2,2 ha.

bam sat dong ruong theo doi phong tru hieu qua sau benh hai lua xuan

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn kiểm tra tình hình bệnh đạo ôn tại xã Đức Thủy (Đức Thọ)

Thăm đồng, kiểm tra tại một số xã của Đức Thọ, Hương Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đánh giá cao việc các địa phương cơ bản chấp hành cơ cấu giống vụ xuân của tỉnh, nhất là loại trừ nhóm giống nhiễm đạo ôn ra khỏi cơ cấu các giống lúa chủ lực.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý: Lấy vụ xuân 2017 làm bài học kinh nghiệm, các địa phương phải hối hợp với ngành nông nghiệp, bám sát đồng ruộng, theo dõi diễn biến các loại sâu bệnh. Đặc biệt, bệnh đạo ôn đã xuất hiện rải rác một số nơi, trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, bệnh dễ phát tán nếu công tác điều tra, phát hiện thiếu chủ động. Đồng thời, hướng dẫn bà con phun phòng trừ đúng kỹ thuật, hiệu quả cao. Nhắc nhở địa phương tiến hành các giải pháp kỹ thuật về chăm sóc lúa, tiến hành tỉa dặm, bón thúc đúng quy trình nhằm tạo điều kiện cho cây lúa phát triển.

bam sat dong ruong theo doi phong tru hieu qua sau benh hai lua xuan

Tiếp đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cùng đoàn đã đi kiểm tra vùng sản xuất ngô, cỏ phục vụ cho chăn nuôi ở xã Sơn Lễ (Hương Sơn).

Đây là vùng trước đây có tập quán sản xuất lạc, gần đây cây lạc không cho hiệu quả cao nên bà con có hướng chuyển đổi sang trồng ngô, cỏ phục vụ chăn nuôi.

Hiện, xã Sơn Lễ có khoảng 65 ha sản xuất cỏ chuyên canh liên kết tiêu thụ với Công ty Sữa Vinamilk. Theo kế hoạch, vụ xuân năm nay toàn huyện Hương Sơn sẽ chuyển đổi trên 700 ha lạc sang trồng ngô.

bam sat dong ruong theo doi phong tru hieu qua sau benh hai lua xuan

Cũng trong buổi sáng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đã đến thăm, kiểm tra một số trang trại trồng cam ở xã Sơn Trường. Với việc xây dựng cam trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực, hiện nay cam Hà Tĩnh, đặc biệt là Hương Sơn đang khẳng định thương hiệu trên thị trường. Hiện nay, giá cam đang tăng cao, thị trường rộng mở. Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị huyện tiếp tục khuyến khích, quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu cam của địa phương, có biện pháp kỹ thuật để cam nâng cao cả về năng suất lẫn chất lượng.

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Đọc thêm

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.
Trúng đậm cá trích, ngư dân Thạch Lạc kiếm tiền triệu mỗi chuyến ra khơi

Ngư dân Thạch Lạc trúng đậm cá trích

Thời tiết thuận lợi, ngư dân xã Thạch Lạc (Hà Tĩnh) liên tiếp trúng đậm cá trích. Có những thuyền chỉ sau 4 - 5 giờ ra khơi mang về thu nhập hàng chục triệu đồng.
Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.
Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Với giá bán 300.000 - 320.000 đồng/tạ ốc tép, ngư dân Hà Tĩnh có thể thu về từ 1,5-3 triệu đồng/ngày nhờ tích cực kéo lưới thu hoạch "lộc biển".
Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.