Điểm nhấn nông thôn mới ở Đức Thọ

(Baohatinh.vn) - Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), nhiều địa phương, đơn vị ở Đức Thọ đã có sự quan tâm đầu tư đúng mức, xây dựng chương trình hành động tích cực, đồng bộ. Trong đó, nổi bật là các mô hình kinh tế ra đời, đi vào hoạt động làm thay đổi tư duy kinh tế của người dân, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững...

Điểm nhấn nông thôn mới ở Đức Thọ ảnh 1

Nông thôn mới góp phần thay đổi diện mạo huyện Đức Thọ

Những năm qua, xã Đức Dũng đã khai thác có hiệu quả diện tích vùng đồi rộng lớn để phát triển kinh tế trang trại, gắn với công tác bảo vệ môi trường. Với quyết tâm phải thay đổi nếp nghĩ, cách làm, từng bước từ bỏ phương thức sản xuất chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa phát triển, xã tuyên truyền, vận động bà con mạnh dạn đầu tư, đổi mới tư duy sản xuất, triển khai có hiệu quả các chương trình khuyến khích phát triển sản xuất của cấp trên. Nhờ vậy, đến nay, toàn xã đã xây dựng được 70 mô hình chăn nuôi, trong đó, 10 mô hình nuôi gà, 50 mô hình và tổ hợp tác nuôi lợn, 9 mô hình nuôi bò và 1 mô hình trồng nấm. Nhìn chung, các mô hình phát huy hiệu quả kinh tế bền vững, không gây ô nhiễm môi trường.

Bà Nguyễn Thị Minh - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Để xây dựng các mô hình kinh tế lớn, thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch gắn với rà soát, sửa đổi, bổ sung, mở rộng quy hoạch khu chăn nuôi tập trung. Theo đó, vùng Tây Nam Khe Lang sẽ quy hoạch 50 ha để chăn nuôi lợn thương phẩm quy mô lớn và vừa; vùng Bắc Khe Lang được mở rộng từ 35 ha lên 50 ha để chăn nuôi bò thương phẩm và bò sữa. Cùng với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xã tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM; tuyên truyền, vận động nhân dân sản xuất, chăn nuôi theo chuỗi giá trị; có chính sách thông thoáng thu hút các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư, nhân rộng mô hình chăn nuôi...”.

Điểm nhấn nông thôn mới ở Đức Thọ ảnh 2

Mỗi năm, mô hình nuôi lợn liên kết quy mô 600 con/lứa kết hợp với nuôi cá và trồng rừng của anh Nguyễn Bá Linh (Đức Đồng) thu lãi từ 250 - 300 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 3 - 6 lao động địa phương.

Trong phong trào chung tay xây dựng NTM nói chung và các mô hình kinh tế nói riêng, không chỉ các địa phương vào cuộc quyết liệt mà các tổ chức đoàn thể cũng đã có những đóng góp quan trọng. Điển hình là Hội LHPN vận động, tập hợp hội viên tham gia xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế quy mô vừa và nhỏ. Ngoài tạo điều kiện cho chị em tiếp cận các nguồn vốn vay, áp dụng tiến bộ KHKT..., các cấp hội đã phối hợp lựa chọn những người có đủ khả năng thực hiện mô hình để làm điểm, sau đó, nhân ra diện rộng.

Nhờ vậy, đến nay, toàn huyện đã xây dựng được hơn 600 mô hình kinh tế do phụ nữ đứng chủ cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, nhiều mô hình thu nhập trên 300 triệu đồng/năm. Ngoài ra, các cấp hội cũng đã thành lập được 48 tổ hợp tác với 697 thành viên tham gia, chủ yếu ở các lĩnh vực như chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề...

Đức Thọ xem việc nhân rộng các mô hình kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng để tạo ra bước đột phá trong phát triển kinh tế cũng như thực hiện chương trình NTM. Theo đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thành lập và nâng cao hiệu quả các mô hình đã được chính quyền các cấp thực hiện thường xuyên, có chiều sâu, sát thực tế. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cụ thể của từng địa phương và huyện đã được lồng ghép thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Theo thống kê, đến nay, toàn huyện đã hình thành được 553 mô hình sản xuất các loại, trong đó, có 50 mô hình lớn, 43 mô hình vừa, còn lại là mô hình quy mô nhỏ. Đặc biệt, trên địa bàn hiện có 19 trang trại nuôi lợn quy mô 500 con/lứa, 5 trang trại nuôi gà quy mô từ 5.000-12.000 con/lứa, 100 hộ nuôi từ 5 con hươu trở lên, 60 hộ nuôi từ 10-20 con trâu, bò.

Để phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh cũng như tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế, xây dựng NTM, các cấp, ngành và đông đảo nhân dân trên địa bàn đang tập trung khắc phục khó khăn, phấn đấu trong 5 năm tới sẽ có 140 mô hình sản xuất quy mô lớn, 150 mô hình sản xuất quy mô vừa và 980 mô hình quy mô nhỏ...

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Trước dự báo thời tiết còn nhiều đợt rét đậm, rét hại, các cơ sở và hộ nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện các giải pháp chống rét cho tôm, cá.
Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Trong cái giá lạnh của những ngày cuối năm, ngư dân Hà Tĩnh vẫn nỗ lực vươn khơi với hy vọng mang về nhiều lộc biển để trang trải cuộc sống, đón một cái Tết ấm no bên gia đình.
Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.