Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân vụ lạc giống "dởm"!

(Baohatinh.vn) - UBND tỉnh Hà Tĩnh phê bình UBND huyện Nghi Xuân do để xảy ra các tồn tại trong quản lý chất lượng giống, vật tư nông nghiệp trên địa bàn, nhất là vấn đề cung ứng giống lạc kém chất lượng ở các xã Xuân Mỹ, Xuân Viên như Báo Hà Tĩnh phản ánh.

>> Lạc giống “dởm” không nảy mầm, nông dân Nghi Xuân “dở khóc dở mếu”!

>> Lạc giống không nảy mầm ở Nghi Xuân: Hệ quả từ sự buông lỏng quản lý

Ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, thực hiện chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn về việc kiểm tra, làm rõ vụ việc lạc giống trên địa bàn các xã Xuân Mỹ, Xuân Viên (Nghi Xuân) có tỷ lệ nảy mầm thấp, đơn vị đã thành lập đoàn kiểm tra, xác minh tại các đơn vị liên quan.

lam ro nguyen nhan trach nhiem doi voi to chuc ca nhan vu lac giong dom

Mua phải lạc giống “dởm”, nông dân Nghi Xuân nhận quả đắng khi tỷ lệ nảy mầm thấp

Kết quả kiểm tra cho thấy, vụ Xuân 2017, trên địa bàn các xã Xuân Mỹ, Xuân Viên gieo trỉa 460 ha lạc (Xuân Viên 270ha, Xuân Mỹ 190ha) tương ứng với khoảng 100 tấn lạc giống và số lượng này chủ yếu được người dân mua trôi nổi trên thị trường, thời gian mua giống vào khoảng tháng 12/2016 (trước thời vụ sản xuất hơn 1 tháng).

Đến thời điểm sản xuất, một số hộ tiến hành gieo trỉa thì phát hiện tỷ lệ nảy mầm thấp (theo trình bày của lãnh đạo các xã tỷ lệ nảy mầm chỉ đạt 40 - 50 %) nên đã phản ánh với chính quyền địa phương và cơ quan báo chí.

Ngay sau khi nhận được phản ánh từ các hộ dân 2 xã nói trên, ngày 6-7/2/2017, UBND huyện Nghi Xuân đã giao Phòng NN&PTNT trực tiếp kiểm tra, xác minh, cụ thể tổng lượng giống lạc có tỷ lệ nảy mầm thấp là 12 tấn (Xuân Viên 5 tấn, Xuân Mỹ 7 tấn); số lượng giống này được người dân mua tại các cơ sở kinh doanh lạc thương phẩm trên địa bàn với hình thức trao đổi giống và bao tiêu sản phẩm đầu ra.

Phòng NN&PTNT huyện cũng chỉ đạo UBND các xã chủ động liên hệ đổi giống có chất lượng đảm bảo để giúp bà con kịp thời bổ cứu sản xuất đảm bảo diện tích theo kế hoạch, không bỏ hoang đồng ruộng. Đến nay, cơ bản diện tích lạc trên địa bàn 2 xã nói trên đã gieo trỉa xong, không có diện tích bỏ hoang do thiếu giống.

Về nguồn gốc xuất xứ, 12 tấn giống kém chất lượng này được người dân địa phương mua từ các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Nghi Xuân; một số hộ mua lạc giống từ Nghệ An, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, không có công bố hợp quy. Theo trình bày của lãnh đạo UBND 2 xã Xuân Yên và Xuân Mỹ, trên địa bàn xã có một số hộ kinh doanh lạc thương phẩm nhưng đến thời vụ các hộ kinh doanh này nhập giống lạc trôi nổi về cung ứng cho người dân theo hình thức bao tiêu sản phẩm, cung ứng lạc giống từ đầu vụ, cuối vụ trả bằng sản phẩm, giá bán giống 45.000đ/kg.

Các cơ sở này khi được kiểm tra thì khai báo là kinh doanh lạc thương phẩm nên hàng hóa không có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng. Hiện, UBND huyện và các xã chưa có biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng nêu trên.

Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, để xảy ra vụ việc trên, trách nhiệm trước hết thuộc về các cơ sở kinh doanh lạc giống không đủ điều kiện theo quy định, kinh doanh lạc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có chứng nhận chất lượng phù hợp quy chuẩn Việt Nam (quy định tại Thông tư 45/2011/TT-BNNPTNT, ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Bộ NN&PTNT). Về phía chính quyền địa phương, trên địa bàn huyện có một số cơ sở kinh doanh lạc giống trá hình bằng các hình thức trao đổi, bao tiêu sản phẩm, lạc giống kinh doanh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, diễn ra nhiều năm tại địa phương nhưng UBND huyện và UBND các xã không có các biện pháp quản lý chặt chẽ.

Việc quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN có đăng ký kinh doanh năm ứên địa bàn do huyện quản lý theo phân công, phân cấp tại Quyết định 58/2015/QĐ-UBND ngày 26/5/2015 của UBND tỉnh. Tuy nhiên, UBND huyện không thực hiện tốt Kế hoạch quản lý chất lượng VTNN và ATTP 2016 (KH số 47 ngày 26/2/2016 của ƯBND tỉnh) như việc tổ chức thống kê, rà soát, kiểm tra, xếp loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh; chưa có biện pháp chấn chỉnh, xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh vi phạm; không thông báo rộng rãi tới nhân dân trên địa bàn những cơ sở kinh doanh giống, VTNN không đảm bảo các điều kiện, hoặc khuyến cáo nhân dân không sử dụng lạc thương phẩm vào mục đích làm giống. Do vậy, đã để xẩy ra tình trạng lạc kém chất lượng được cung ứng cho bà con nông dân như báo chí đã phản ánh.

Dựa trên kết quả kiểm tra của Sở NN&PTNT, UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân phối hợp, chỉ đạo các cơ quan chưc năng rà soát, kiểm tra, xác minh cụ thể, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân liên quan để xảy ra các sai phạm và có hình thức xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo kết quả gửi về Sở NN&PTNT trước ngày 10/3/2017.

Chủ đề 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.