Lạc giống không nảy mầm ở Nghi Xuân: Hệ quả từ sự buông lỏng quản lý

(Baohatinh.vn) - “Sau “sự cố” hàng chục ha lạc trên địa bàn không lên mầm như Báo Hà Tĩnh đã phản ánh, đến thời điểm này, Nghi Xuân đã chỉ đạo các địa phương thu hồi được hơn 12 tấn lạc kém chất lượng. Bên cạnh những băn khoăn về năng suất, chất lượng khi đầu vào lạc giống quá thấp thì chuyện “lỡ” thời vụ cũng là vấn đề đáng quan ngại” – Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân Phạm Tiến Hưng cho biết.

>> Lạc giống “dởm” không nảy mầm, nông dân Nghi Xuân “dở khóc dở mếu”!

Cho đến nay, câu chuyện lạc giống “dởm” vẫn là đề tài “nóng” khắp “làng trên xóm dưới” của huyện Nghi Xuân. Theo nhiều nguồn tin, tất cả các loại lạc giống không nảy mầm, chất lượng kém đều không rõ nguồn gốc, cũng có loại “đội lốt” lạc Bắc Giang – nơi được coi là một trong những địa phương có uy tín về lạc giống hiện nay. Tuy nhiên, theo khẳng định của Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nghi Xuân Trần Văn Hiền: “Giống nhập từ Bắc Giang với mức giá thấp nhất có bảo hành trong một khoảng thời gian nhất định đã là 35.000 đồng/kg, cước phí khi về tới nơi cũng lên đến 36.000 hoặc 37.000 đồng/kg”.

lac giong khong nay mam o nghi xuan he qua tu su buong long quan ly

Theo cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân, đây là lô hàng lạc giống có xuất xứ từ Trung Quốc được người dân trả lại cho cơ sở cung cấp giống Hà Tình (thôn Hồng Tiến, xã Xuân Giang). Trước đó, cơ sở này bị đoàn kiểm tra liên ngành huyện Nghi Xuân phát hiện 3 tấn lạc giống không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc.

Nguồn gốc xuất xứ lạc giống rất quan trọng. Tuy nhiên, giống đảm bảo chất lượng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Phó Giám đốc Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh Trần Thị Lài cho rằng: “Lạc giống là loại rất “nhạy cảm”. Nắng, nóng hoặc ẩm ướt đều ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giống. Vì vậy, lạc giống phải được bảo quản trong một môi trường đặc biệt. Các cơ sở tư nhân chắc chắn không đủ điều kiện để bảo quản. Đó là chưa nói đến việc giống mang về quá sớm cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nảy mầm”. Việc cung ứng lạc giống được giao cho Trung tâm Ứng dụng KHKT & Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Nghi Xuân. Song theo ông Trần Văn Trình - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện: “Năm 2015, trung tâm cung ứng được 12 tấn lạc giống. Năm 2016, trung tâm không cung ứng được cân nào”.

Đề cập đến vai trò quản lý nhà nước, ông cũng thẳng thắn thừa nhận: “Việc kiểm tra, giám sát khuyến cáo có thực hiện nhưng chưa thường xuyên”. Điều đáng nói là việc cung ứng vật tư nông nghiệp, các loại giống cây trồng được UBND huyện Nghi Xuân giao cho Phòng Nông nghiệp phối hợp với Trung tâm Ứng dụng KHKT & Bảo vệ cây trồng, vật nuôi đảm bảo kịp thời, số lượng, chất lượng đã được huyện Nghi Xuân cụ thể hóa rất rõ trong đề án sản xuất vụ xuân năm 2017. Thế nhưng, không hiểu nguyên nhân gì mà hàng chục tấn lạc kém chất lượng vẫn qua mặt Phòng Nông nghiệp và Trung tâm Ứng dụng KHKT & Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Nghi Xuân để “tự tung tự tác” như hiện nay.

“Tới đây, chúng tôi sẽ tổng kiểm tra toàn bộ các cơ sở tư thương, xử phạt nghiêm, thậm chí thu hồi giấy phép nếu thấy không đủ điều kiện kinh doanh” - Phó Chủ tịch UBND huyện Phạm Tiến Hưng khẳng định. Sự vào cuộc quyết liệt của huyện Nghi Xuân ở thời điểm hiện tại để khắc phục hậu quả là vô cùng cần thiết. Giá như việc đôn đốc kiểm tra và xử lý diễn ra sớm hơn, chắc chắn tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” không xảy ra.

Đến nay, mức độ thiệt hại từ việc lạc không nảy mầm ở Nghi Xuân vẫn chưa có con số cụ thể. Chỉ biết rằng, sau khi Báo Hà Tĩnh nêu, huyện Nghi Xuân mới nhanh chóng triển khai và thu hồi được 12 tấn lạc giống “dởm” tại 2 xã Xuân Mỹ (7 tấn) và Xuân Viên (5 tấn) – con số rất nhỏ trong số 410 tấn lạc giống mà Nghi Xuân có kế hoạch gieo trỉa vụ xuân 2017. Đây cũng là bài học đắt giá đối với huyện Nghi Xuân trong công tác buông lỏng quản lý. Bởi chưa nói đến năng suất, chất lượng bị ảnh hưởng do giống kém chất lượng mà nếu không đủ giống và không cung cấp kịp thời thì chuyện “lỡ thời vụ” là lẽ đương nhiên.

Đọc thêm

Dịch vụ rửa xe "bội thu" những ngày Tết

Dịch vụ rửa xe "bội thu" những ngày Tết

Những ngày cuối năm, nhu cầu rửa xe của người dân Hà Tĩnh tăng đột biến nên các tiệm rửa xe phải hoạt động với công suất gấp 3-4 lần ngày thường, thu nhập nhờ đó cũng tăng cao.
Giá chuối chợ Tết tăng “phi mã”

Giá chuối chợ Tết tăng “phi mã”

Năm nay, ở nhiều chợ dân sinh tại Hà Tĩnh, giá chuối xanh dịp Tết tăng đột biến, những nải chuối to, đẹp, số lẻ thậm chí có giá tới 450 - 500.000 đồng/nải.
Gia tăng đơn hàng tết online của người dân Hà Tĩnh

Gia tăng đơn hàng tết online của người dân Hà Tĩnh

Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội, người tiêu dùng Hà Tĩnh ngày nay dễ dàng mua sắm Tết với vài cú chạm tay, từ thực phẩm, quà tặng, đồ trang trí cho đến các loại đặc sản vùng miền.
“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

Ngắm những đồi cam trĩu quả hay rừng keo nguyên liệu bạt ngàn của người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh), chúng tôi lại nhớ đến những câu thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông: “Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”...
“Order” hoa Tết, giá cao vẫn đắt hàng

“Order” hoa Tết, giá cao vẫn đắt hàng

Giá hoa tươi cắt cành những ngày cận Tết ở Hà Tĩnh tăng cao, thậm chí gần gần gấp đôi so với ngày thường nhưng vẫn thu hút người tiêu dùng đặt hàng.
Tài chính thị trường ngày 24/1: Việt Nam hướng tới gia nhập OECD

Tài chính thị trường ngày 24/1: Việt Nam hướng tới gia nhập OECD

Tại buổi tiếp ông Mathias Cormann - Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế thế giới (OECD), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đề nghị OECD tạo điều kiện để Việt Nam cử các chuyên gia, cán bộ làm việc tại Ban Thư ký OECD. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 24/1 của Báo Hà Tĩnh.
Hàng hóa dồi dào phục vụ người dân sắm Tết

Hàng hóa dồi dào phục vụ người dân sắm Tết

Đối với những cơ sở kinh doanh dịch vụ - thương mại trên địa bàn Hà Tĩnh, không khí đón xuân đã về từ nhiều tháng trước, khi phải chuẩn bị lượng hàng chủ động để cung ứng ra thị trường.