Lạc giống không nảy mầm ở Nghi Xuân: Hệ quả từ sự buông lỏng quản lý

(Baohatinh.vn) - “Sau “sự cố” hàng chục ha lạc trên địa bàn không lên mầm như Báo Hà Tĩnh đã phản ánh, đến thời điểm này, Nghi Xuân đã chỉ đạo các địa phương thu hồi được hơn 12 tấn lạc kém chất lượng. Bên cạnh những băn khoăn về năng suất, chất lượng khi đầu vào lạc giống quá thấp thì chuyện “lỡ” thời vụ cũng là vấn đề đáng quan ngại” – Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân Phạm Tiến Hưng cho biết.

>> Lạc giống “dởm” không nảy mầm, nông dân Nghi Xuân “dở khóc dở mếu”!

Cho đến nay, câu chuyện lạc giống “dởm” vẫn là đề tài “nóng” khắp “làng trên xóm dưới” của huyện Nghi Xuân. Theo nhiều nguồn tin, tất cả các loại lạc giống không nảy mầm, chất lượng kém đều không rõ nguồn gốc, cũng có loại “đội lốt” lạc Bắc Giang – nơi được coi là một trong những địa phương có uy tín về lạc giống hiện nay. Tuy nhiên, theo khẳng định của Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nghi Xuân Trần Văn Hiền: “Giống nhập từ Bắc Giang với mức giá thấp nhất có bảo hành trong một khoảng thời gian nhất định đã là 35.000 đồng/kg, cước phí khi về tới nơi cũng lên đến 36.000 hoặc 37.000 đồng/kg”.

lac giong khong nay mam o nghi xuan he qua tu su buong long quan ly

Theo cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân, đây là lô hàng lạc giống có xuất xứ từ Trung Quốc được người dân trả lại cho cơ sở cung cấp giống Hà Tình (thôn Hồng Tiến, xã Xuân Giang). Trước đó, cơ sở này bị đoàn kiểm tra liên ngành huyện Nghi Xuân phát hiện 3 tấn lạc giống không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc.

Nguồn gốc xuất xứ lạc giống rất quan trọng. Tuy nhiên, giống đảm bảo chất lượng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Phó Giám đốc Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh Trần Thị Lài cho rằng: “Lạc giống là loại rất “nhạy cảm”. Nắng, nóng hoặc ẩm ướt đều ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giống. Vì vậy, lạc giống phải được bảo quản trong một môi trường đặc biệt. Các cơ sở tư nhân chắc chắn không đủ điều kiện để bảo quản. Đó là chưa nói đến việc giống mang về quá sớm cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nảy mầm”. Việc cung ứng lạc giống được giao cho Trung tâm Ứng dụng KHKT & Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Nghi Xuân. Song theo ông Trần Văn Trình - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện: “Năm 2015, trung tâm cung ứng được 12 tấn lạc giống. Năm 2016, trung tâm không cung ứng được cân nào”.

Đề cập đến vai trò quản lý nhà nước, ông cũng thẳng thắn thừa nhận: “Việc kiểm tra, giám sát khuyến cáo có thực hiện nhưng chưa thường xuyên”. Điều đáng nói là việc cung ứng vật tư nông nghiệp, các loại giống cây trồng được UBND huyện Nghi Xuân giao cho Phòng Nông nghiệp phối hợp với Trung tâm Ứng dụng KHKT & Bảo vệ cây trồng, vật nuôi đảm bảo kịp thời, số lượng, chất lượng đã được huyện Nghi Xuân cụ thể hóa rất rõ trong đề án sản xuất vụ xuân năm 2017. Thế nhưng, không hiểu nguyên nhân gì mà hàng chục tấn lạc kém chất lượng vẫn qua mặt Phòng Nông nghiệp và Trung tâm Ứng dụng KHKT & Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Nghi Xuân để “tự tung tự tác” như hiện nay.

“Tới đây, chúng tôi sẽ tổng kiểm tra toàn bộ các cơ sở tư thương, xử phạt nghiêm, thậm chí thu hồi giấy phép nếu thấy không đủ điều kiện kinh doanh” - Phó Chủ tịch UBND huyện Phạm Tiến Hưng khẳng định. Sự vào cuộc quyết liệt của huyện Nghi Xuân ở thời điểm hiện tại để khắc phục hậu quả là vô cùng cần thiết. Giá như việc đôn đốc kiểm tra và xử lý diễn ra sớm hơn, chắc chắn tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” không xảy ra.

Đến nay, mức độ thiệt hại từ việc lạc không nảy mầm ở Nghi Xuân vẫn chưa có con số cụ thể. Chỉ biết rằng, sau khi Báo Hà Tĩnh nêu, huyện Nghi Xuân mới nhanh chóng triển khai và thu hồi được 12 tấn lạc giống “dởm” tại 2 xã Xuân Mỹ (7 tấn) và Xuân Viên (5 tấn) – con số rất nhỏ trong số 410 tấn lạc giống mà Nghi Xuân có kế hoạch gieo trỉa vụ xuân 2017. Đây cũng là bài học đắt giá đối với huyện Nghi Xuân trong công tác buông lỏng quản lý. Bởi chưa nói đến năng suất, chất lượng bị ảnh hưởng do giống kém chất lượng mà nếu không đủ giống và không cung cấp kịp thời thì chuyện “lỡ thời vụ” là lẽ đương nhiên.

Đọc thêm

Kỳ vọng của Doanh nghiệp Hà Tĩnh trong năm 2025

Kỳ vọng của Doanh nghiệp Hà Tĩnh trong năm 2025

Năm 2025, cộng đồng doanh nghiệp Hà Tĩnh tiếp tục nỗ lực trong thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu; biến khó khăn thành động lực để vững vàng “rẽ sóng vươn khơi”, đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh.
Ngư dân “xông biển", đón lộc đầu năm

Ngư dân “xông biển", đón lộc đầu năm

Gác lại niềm vui ngày Tết, thời điểm này, bà con ngư dân Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) háo hức chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để rẽ sóng vươn khơi, đánh bắt hải sản trong niềm phấn khởi.
Tết không nghỉ ở Khu kinh tế Vũng Áng

Tết không nghỉ ở Khu kinh tế Vũng Áng

Để đảm bảo nhịp điệu sản xuất tại nhà máy và những công trình trọng điểm, hàng nghìn lao động ở KKT Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn miệt mài làm việc "xuyên" Tết.
Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, HTX Đoàn viên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã phát triển đa ngành nghề để tạo ra các giá trị kinh tế và đóng góp vì cộng đồng xã hội.
Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
“Gác” Tết bảo vệ rừng

“Gác” Tết bảo vệ rừng

Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025 cận kề nhưng cán bộ bảo vệ rừng (BVR) ở Hà Tĩnh vẫn đang phải ngày đêm bám rừng, bám trạm, sát địa bàn để bảo vệ màu xanh của các cánh rừng.
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.