Sản xuất sau tết - Mùa vụ “thúc lưng”

(Baohatinh.vn) - Đã nhiều năm nay, đối với nông dân Hà Tĩnh thì tháng Giêng không còn là tháng ăn chơi. Lúa xuân vào chặng nước rút gieo cấy, thời vụ lạc xuân đang “chạy đuổi” sau lưng. Khắp nơi trên cánh đồng, không khí làm việc đã sôi động, tấp nập ngay những ngày đầu xuân...

Vụ xuân 2017, bà Phan Thị Hường (thôn Phú Ích, Ích Hậu, Lộc Hà) làm 5 sào lúa, chủ lực vẫn là thiên ưu 8. Năm nay, thời vụ xuống cấy đúng vào dịp tết Nguyên đán, vì thế, từ mùng 4, gia đình bà đã trở lại với công việc đồng áng. Bà Phan Thị Hường cho biết: “Gieo mạ từ sau rằm tháng Chạp, không kể tết nhất gì cả, cả năm trông chờ vào vụ lúa xuân, cứ đúng tuổi mạ là phải xuống cấy thôi. Đến hôm nay nữa là gia đình tôi hoàn thành gieo cấy lúa xuân”.

san xuat sau tet mua vu thuc lung

Từ mùng 4 tết, bà con nhân dân các địa phương đã tập trung ra đồng cấy lúa.

Lúa xuân bước vào chặng nước rút, thời vụ gieo trỉa lạc xuân “chạy đuổi” sau lưng, đối với bà con nông dân ở nhiều địa phương của huyện Lộc Hà, đây là thời điểm bận rộn nhất. Bà con vừa phải đảm bảo xuống cấy các trà lúa đúng thời vụ, vừa “chạy đuổi” vụ lạc xuân. Bởi lẽ, so với các vùng sản xuất khác, vùng đất Lộc Hà đặc trưng hạn hán, nếu không gieo trỉa sớm thì cây lạc sẽ khó qua thời điểm khó khăn khi đất đai khô hạn.

Thời điểm này, bà con nông dân ở các xã bắc Thạch Hà, Can Lộc, TX Hồng Lĩnh cũng đang tập trung xuống đồng. Ở chặng nước rút, bà con tranh thủ thời tiết khô ráo để hoàn thành kế hoạch cho vụ sản xuất quan trọng nhất trong năm. Ông Đặng Văn Hùng (thôn Tam Nông, Quang Lộc, Can Lộc) cho biết: “Trong tết đã gieo cấy được hơn một nửa, bây giờ còn mấy sào TH3-3 và thiên ưu 8 nữa là hoàn tất. May là ra Giêng, thời tiết thuận lợi nên bà con nông dân đảm bảo được tiến độ”. Từ những ngày giáp tết, người dân Quang Lộc đã không ngừng tay trên đồng ruộng. Mùng 5 tết, đồng ruộng đã chật bóng người, đến nay, diện tích lúa xuân phủ kín đã đạt 90%. Theo kế hoạch, chỉ 2 ngày nữa, vựa lúa Can Lộc sẽ hoàn thành xuống giống lúa xuân.

Trong khi đó, ở những địa phương gieo thẳng, lúa đã lên xanh, phủ khắp các cánh đồng. Theo cơ quan chuyên môn, đến thời điểm này, 3 huyện đã “chạm” đích gieo cấy, đó là: Cẩm Xuyên, TX Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh. So với địa phương khác, tập quán canh tác ở đây chủ yếu là gieo thẳng. Vì thế, cơ bản diện tích đã hoàn thành vào những ngày giáp tết, chỉ còn một số diện tích, bà con đã xuống giống gọn vào mùng 4, mùng 5 tết. Ông Nguyễn Huy Định (thôn Trung Trạm, Cẩm Bình, Cẩm Xuyên) cho biết: “Thời tiết những ngày đầu năm thuận lợi đã tạo điều kiện cho lúa phát triển. Cánh đồng giống VTNA 6 của gia đình gieo vào khoảng 25-26 tết nay đã lên xanh. Từ hôm qua, vợ chồng tôi đã ra đồng lấy nước vào chân ruộng và bắt đầu tỉa dặm”.

san xuat sau tet mua vu thuc lung

Nông dân TX. Kỳ Anh phun phòng bọ trĩ cho lúa xuân

Còn ở huyện Kỳ Anh, khi trên đồng lúa đã gọn việc, bà con lại tập trung ra đồng lạc. Những thớ đất tiếp tục được cày xới kỹ lưỡng, chuẩn bị gieo trỉa. Tập trung nhất là các xã vùng ngoài như: Kỳ Bắc, Kỳ Phong, Kỳ Xuân và các vùng thượng: Kỳ Lạc, Kỳ Thượng… Theo phòng chuyên môn, toàn huyện đã hoàn thành 1.000 ha lạc, đạt hơn 52% diện tích lạc toàn huyện. Riêng những ngày đầu xuân, diện tích tăng lên hàng trăm ha mỗi ngày.

Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: “So với vụ xuân 2016 thì năm nay thời tiết đầu vụ khá thuận lợi, tạo điều kiện cho bà con nông dân xuống giống đúng thời vụ, lúa sinh trưởng tốt. Hiện tại, diện tích gieo cấy toàn tỉnh đã đạt khoảng 95% kế hoạch, các địa phương đang dốc lực để gieo cấy diện tích còn lại. Đối với lúa gieo, bà con cần theo dõi, lấy nước vào chân ruộng, tiến hành dặm tỉa và phòng trừ sâu bệnh đảm bảo cho lúa non sinh trưởng tốt”. Cũng theo ông Hà, thời vụ lạc cũng đang bước vào giai đoạn tập trung (kết thúc vào 15/2), các địa phương cần bố trí khung lịch hợp lý để đảm bảo kế hoạch các loại cây trồng chủ lực của vụ xuân 2017.

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.