Trong khi cơ thể đang trên đà phục hồi sau mắc COVID-19, bạn có thể vẫn bị ho khan dai dẳng hoặc ho có đờm. Ho cứ đeo bám bạn, càng nín càng ho. Điều này ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và công việc, gây mất ngủ về đêm, gây phiền toái cho mọi người khi bạn không thể ngăn được cơn ho trong lúc tiếp xúc, giao lưu hàng ngày.
Ngoài những trường hợp buộc phải đi khám, có 10 cách dứt ho sau COVID mà bạn có thể thử làm tại nhà, thường ho sẽ giảm sau 3-4 tuần kiên trì áp dụng.
1. Nguyên nhân khiến bạn bị ho dai dẳng sau COVID-19
Thật ra, ho không phải là hẳn xấu, ho là một phản xạ tự nhiên bảo vệ cơ thể, giúp cơ thể đào thải chất nhầy, chất bẩn, tác nhân lạ như virus, vi khuẩn… xâm nhập vào vùng cổ họng gây viêm nhiễm đường hô hấp.
Một số nghiên cứu cho rằng, ho dai dẳng sau COVID-19 là do nhiều nguyên nhân: Do tác động của virus SARS-CoV-2 lên dây thần kinh phế vị - dây thần kinh chịu trách nhiệm điều khiển phản xạ ho. Ho và đau rát họng, khàn giọng là do virus SARS-CoV-2 gây tổn thương trực tiếp thanh quản và niêm mạc họng, nhất là biến thể Omicron.
Một nghiên cứu khác cho rằng ho sau COVID, chính là cách cơ thể của bạn đang cố gắng loại bỏ, dọn sạch các chất bài tiết dư thừa trong giai đoạn hồi phục.
2. Cách chấm dứt ho dai dẳng sau COVID có thể áp dụng tại nhà
2.1. Uống đủ nước
Đảm bảo cho cơ thể đủ nước là một trong những chìa khóa quan trọng cần làm ngay trong quá trình phục hồi sau bất kỳ tình trạng nhiễm virus hô hấp nào, bao gồm cả virus SARS-CoV-2.
Uống trung bình 8 ly (ly uống nước chứa 200ml) cho mỗi ngày. Tăng lượng chất lỏng cho cơ thể như nước ép trái cây, các loại súp, canh…hàng ngày
Xông mũi họng 2-3 lần một ngày có thể giúp làm lỏng chất nhầy bị tắc nghẽn và giảm tần suất ho. Bạn có thể dùng tinh dầu chanh, sả, bạc hà… pha nước nóng và xông mũi họng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Xông mũi họng có thể giúp làm lỏng chất nhầy bị tắc nghẽn và giảm tần suất ho.
2.3. Uống thuốc thảo dược
Sirô ho có chứa thảo dược có thể giúp bạn giảm ho khi uống trước ngủ tối. Ngoài việc dùng siro ho thảo dược, bạn có thể thử ngậm viên ngậm ho thảo dược để làm dịu phản xạ ho do ngứa cổ họng.
2.4. Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc
Giúp hệ thống miễn dịch của bạn có nhiều thời gian để phục hồi bằng cách nghỉ ngơi đầy đủ và cố gắng ngủ đủ giấc 7-8 giờ mỗi đêm.
2.5. Kê cao đầu và ngực khi ngủ
Đặt một miếng đệm dưới gối của bạn, vì khi ngủ với tư thế kê cao đầu và ngực sẽ ngăn chất nhầy cản trở đường thở và do đó có thể giúp bạn tránh bị kích thích gây ho.
Kê cao đầu và ngực khi ngủ.
2.6. Tranh thủ phơi nắng để tạo vitamin D cho cơ thể
Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D tốt nhất, là một vitamin thúc đẩy sức khỏe phổi, tăng hệ miễn dịch của cơ thể. Chỉ cần cho ánh sáng mặt trời tiếp xúc trực tiếp với da 15-20 phút mỗi ngày là đủ, tốt nhất là ánh sáng ban mai.
Ngoài vitamin D, cần bổ sung thêm vitamin C và kẽm để tăng sức đề kháng cho phổi.
2.7. Uống trà gừng pha với mật ong, mật hoa dừa
Uống trà gừng ấm với mật ong, mật hoa dừa có thể giúp giảm cơn ho do đau rát họng.
2.8. Tăng cường ăn các loại rau và trái cây tươi dễ tìm kiếm, ăn uống bổ dưỡng đủ chất
Một số trái cây dùng hàng ngày có thể là nguồn bổ sung dồi dào các loại vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe phổi và hệ thống miễn dịch của bạn.
Tăng cường dùng sữa chua và các chế phẩm sinh học chứa nhiều vi sinh vật có lợi đường ruột.
Ăn uống đủ chất bổ dưỡng, nhưng nên ăn uống đủ ấm, hạn chế ăn uống thực phẩm nóng quá hoặc lạnh.
2.9. Đi bộ 30 phút mỗi ngày, bạn có thể chia ra 2 lần mỗi lần đi bộ 15 phút, đi bộ kèm hít thở sâu đều giúp tăng cường hoạt động các cơ hô hấp, tăng sức khỏe phổi, tăng các hoạt động trao đổi oxy của cơ thể, làm thông thoáng đường thở giảm ho.
2.10. Thực hành thở hàng ngày
Ngồi thẳng lưng, một tay đặt lên bụng và tay kia đặt trên ngực.
Hít vào từ từ và sâu qua mũi và cảm nhận bụng bạn phình ra. Rồi từ từ thở ra bằng miệng.
Lặp lại 5-6 lần trong ngày, mỗi lần làm trong 10-15 phút.
Tập thở hàng ngày giúp giảm ho sau mắc COVID.
3. Khi nào nên gặp bác sĩ?
Nếu ho sau COVID không thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà, hãy đến gặp bác sĩ.
Nên gặp sớm bác sĩ, nếu cơn ho của bạn kéo dài hơn 3-4 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi đã áp dụng các biện pháp thông thường tại nhà, hoặc ho kèm các triệu chứng khác phát sinh như sốt, khạc nhiều đờm, đờm đổi màu, ho kèm máu, khó thở… có thể do các nguyên nhân khác ngoài COVID-19, chẳng hạn như:
-
Trào ngược acid hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
-
Tác dụng phụ của thuốc ức chế men chuyển dùng để điều trị tăng huyết áp
-
Suy tim các bệnh lý tim khác
-
Các biến chứng viêm phế quản, viêm phổi bội nhiễm vi khuẩn hoặc nấm.
-
Các bệnh phổi khác như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản...