100 nông dân ở Hương Khê tham gia phân loại, xử lý rác thải tại hộ

(Baohatinh.vn) - Gần 100 hội viên nông dân xã Lộc Yên (huyện Hương Khê - Hà Tĩnh) đã tình nguyện tham gia xây dựng mô hình điểm thu gom, phân loại, xử lý rác thải kết hợp ủ phân vi sinh tại hộ gia đình, cụm dân cư... góp phần bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.

100 nông dân ở Hương Khê tham gia phân loại, xử lý rác thải tại hộ

Sáng 13/11, Hội Nông dân tỉnh tổ chức lớp tập huấn nâng cao kiến thức bảo vệ môi trường nông thôn cho gần 100 hội viên nông dân trên địa bàn xã Lộc Yên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh).

100 nông dân ở Hương Khê tham gia phân loại, xử lý rác thải tại hộ

Trong thời gian 1 buổi, gần 100 nông dân xã Lộc Yên, huyện Hương Khê được cán bộ Sở TN&MT truyền đạt một số kiến thức cơ bản về công tác bảo vệ môi trường; rác thải, tác hại của rác thải; cách thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt; kỹ năng tuyên truyền giáo dục cộng đồng về quản lý rác thải…(Trong ảnh: Anh Phan Ngọc Hà - cán bộ Sở TN&MT chia sẻ tại lớp tập huấn).

100 nông dân ở Hương Khê tham gia phân loại, xử lý rác thải tại hộ

Đặc biệt, cán bộ Trung tâm Ứng dụng, chuyển giao KH&CN (Sở KH&CN) hướng dẫn cách ủ phế thải, sử dụng chế phẩm sinh học để sản xuất phân hữu cơ. Qua buổi tập huấn, gần 100 hội viên nông dân hăng hái viết đơn tham gia xây dựng mô hình điểm thu gom, phân loại, xử lý rác thải kết hợp ủ phân vi sinh tại hộ gia đình, cụm dân cư góp phần bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới. (Trong ảnh: Chị Nguyễn Thị Thuỷ - cán bộ Trung tâm Ứng dụng, chuyển giao KH&CN chia sẻ phương pháp sản xuất phân hữu cơ vi sinh).

100 nông dân ở Hương Khê tham gia phân loại, xử lý rác thải tại hộ

Cũng tại buổi tập huấn, Hội Nông dân tỉnh đã tặng 55 thùng rác hỗ trợ nông dân xã Lộc Yên thu gom rác thải. Chương trình kỳ vọng sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng xả rác thải gây ô nhiễm môi trường nông thôn, góp phần thực hiện tốt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Chủ đề Ô nhiễm môi trường

Đọc thêm

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.
Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Học sinh cuối cấp tạo nhóm hỗ trợ nhau ôn bài, giáo viên tăng cường cho học sinh luyện đề thi thử trên các phần mềm trực tuyến… là những giải pháp đã được triển khai tại Hà Tĩnh sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.
Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Các hoạt động đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đã được các cấp bộ Đoàn Hà Tĩnh triển khai sôi nổi, thúc đẩy ĐVTN làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.