Kỳ Anh tiết kiệm hàng tỉ đồng từ việc phân loại rác tại nguồn

(Baohatinh.vn) - Lượng rác thải ra trên địa bàn huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) ngày càng lớn, chi phí để xử lý theo đó cũng tăng đặt ra nhiều thách thức cho các cấp chính quyền sở tại.

Kỳ Anh tiết kiệm hàng tỉ đồng từ việc phân loại rác tại nguồn

Gia đình chị Ngô Thị Duyên (xã Kỳ Phong) ủ rác làm phân hữu cơ để bón cho cây trồng.

Theo số liệu từ UBND huyện Kỳ Anh, cuối năm 2019, toàn huyện có 31.071 hộ, mỗi ngày thải ra môi trường trung bình 2kg rác, tương đương với khoảng 62 tấn/ngày, khoảng 22.320 tấn/năm.

Để thu gom, vận chuyển đến nhà máy xử lý, hằng năm ngân sách của huyện phải bỏ ra khoảng trên 7 tỉ đồng.

Trước thực trạng đó, để giảm chi phí cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, huyện đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó công tác phân loại, xử lý rác tại nguồn được đặt lên hàng đầu.

Kỳ Anh tiết kiệm hàng tỉ đồng từ việc phân loại rác tại nguồn

Tại xã Kỳ Khang mỗi gia đình đều xây những hố ủ rác hữu cơ nhằm giảm tải khối lượng rác đến các nhà máy, tiết kiệm chi phí xử lý.

Tìm về thôn Đông Sơn, xã Kỳ Phong – một trong những thôn đi đầu trong việc vận động người dân phân loại rác tại nguồn, đi trên những con đường làng sạch sẽ, thẳng tắp, ông Nguyễn Tiến Ngôn – Bí thư Chi bộ thôn không giấu niềm tự hào: “Để có những tuyến đường sạch sẽ, xanh mát như thế này là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của cả tập thể lãnh đạo cùng với bà con nhân dân thôn Đông Sơn.

Lúc đầu bà con còn lúng túng về việc phân loại rác, chúng tôi cắt cử người xuống tận từng nhà để “cầm tay chỉ việc” cho bà con. Đến nay, hầu như nhà nào cũng nghiêm túc thực hiện, bà con còn xây thêm hố ủ rác hữu cơ để sử dụng làm phân bón cho cây trồng.

Kỳ Anh tiết kiệm hàng tỉ đồng từ việc phân loại rác tại nguồn

Ông Nguyễn Thanh Tư - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Khang trao đổi về việc phân loại rác tại nguồn cho người dân.

Bà Hồ Thị Chính (65 tuổi, thôn Đông Sơn) cho biết: Ngày trước người dân chúng tôi có thói quen gom tất cả rác lại đem bỏ trước nhà để chờ xe tới thu gom hoặc đem vứt ở các góc đường, bờ ao.

Từ ngày được tham gia các buổi tập huấn phân loại rác, gia đình tôi đã xây 2 hố ủ để tái chế rác thành phân bón cho cây trồng. Còn những loại khó phân hủy thì đem bỏ vào một thùng riêng.

Kỳ Anh tiết kiệm hàng tỉ đồng từ việc phân loại rác tại nguồn

Rác hữu cơ sau khi được ủ với men vi sinh tạo ra một loại phân rất tốt cho cây trồng.

Bà Dương Thị Vân Anh – Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh cho biết: Trước thực tế rác thải ngày càng nhiều, đi cùng với đó là chi phí ngân sách cho việc thu gom, xử lý quá lớn nên thời gian qua chúng tôi đã tích cực tổ chức nhiều buổi tập huấn cho cán bộ, người dân hiểu được lợi ích từ việc phân loại rác tại nguồn. Hiện nay, huyện Kỳ Anh đã có hơn 15.000/31.071 hộ gia đình tham gia phân loại rác tại nguồn."

Kỳ Anh tiết kiệm hàng tỉ đồng từ việc phân loại rác tại nguồn

Rác được phân loại ngay tại các hộ dân

Theo số liệu từ UBND huyện Kỳ Anh, 6 tháng đầu năm 2020, lượng rác thải thải ra tại huyện Kỳ Anh khoảng 4.000 tấn; chi phí cho vận chuyển, thu gom, xử lý rác chiếm nguồn ngân sách của huyện hơn 1,4 tỉ đồng. So sánh trước và sau khi triển khai phân loại rác tại nguồn, số lượng rác thải ra môi trường giảm khoảng 1/3 cùng, nguồn ngân sách giảm xuống khoảng 1 tỉ đồng.

“Thời gian tới, cùng với việc tuyên truyền vận động các tổ chức, người dân nhận thức rõ việc phân loại rác tại nguồn là hoạt động hữu ích, có ý nghĩa thiết thực thì đi cùng với đó là cắt cử cán bộ xuống tận cơ sở để “cầm tay chỉ việc” cho bà con cách phân loại rác, cách sử dụng các chế phẩm vi sinh để đạt hiệu quả cao nhất; phấn đấu đến cuối năm nay sẽ có 80% số hộ dân trên địa bàn tham gia phân loại rác tại nguồn”, bà Vân Anh nói.

Chủ đề BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đọc thêm

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.
Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Học sinh cuối cấp tạo nhóm hỗ trợ nhau ôn bài, giáo viên tăng cường cho học sinh luyện đề thi thử trên các phần mềm trực tuyến… là những giải pháp đã được triển khai tại Hà Tĩnh sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.
Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Các hoạt động đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đã được các cấp bộ Đoàn Hà Tĩnh triển khai sôi nổi, thúc đẩy ĐVTN làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.