11 bệnh nhân Covid-19 nặng, rất nặng được cứu sống thần kỳ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

2 bệnh nhân “siêu nặng” từng được can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo), suy hô hấp nặng và hội chẩn quốc gia điều trị nhiều lần đã được các thầy thuốc BV Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở Đông Anh cứu sống một cách thần kỳ. 9 bệnh nhân phải thở máy khác đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần trong đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 tại Việt Nam…

11 bệnh nhân Covid-19 nặng, rất nặng được cứu sống thần kỳ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Một ca bệnh COVID-19 nặng được điều trị tích cực tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM. Ảnh: BV BNĐ

Hai phụ nữ mắc COVID-19 được lấy thai an toàn

Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cho biết, riêng trong tháng 5/2021, cơ sở Đông Anh của bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị gần 500 ca bệnh COVID-19. Khoảng 90 bệnh nhân có bệnh lý nền nặng cần theo dõi sát, trong đó 55 bệnh nhân mắc ung thư, nhiều trường hợp là bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, không có chỉ định điều trị bệnh lý ung thư mà chỉ chăm sóc giảm nhẹ.

Trong quá trình điều trị có nhiều trường hợp bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt như trường hợp gia đình BN D.T:T và Q.D.H đều mắc COVID-19.

Bệnh nhân T. nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở Đông Anh ngày 13/5 với chẩn đoán nhiễm COVID-19/ thai 38 tuần. Ngày 17/5, bệnh nhân có biểu hiện theo dõi suy thai, được chỉ định mổ cấp cứu lấy thai ngay trong ngày. Sau mổ, sức khoẻ mẹ và bé ổn định, đến ngày 29/5, sau một thời gian điều trị và cách ly y tế, hai vợ chồng bệnh nhân cùng cô con gái nhỏ đã được trở về gia đình tại Hưng Yên trong tình trạng sức khỏe ổn định.

Trường hợp tiếp theo là BN 3838 được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở Đông Anh từ BV Dã chiến Điện Biên ngày 19/5, được chẩn đoán nhiễm COVID-19/ thai 35 tuần. Đây là trường hợp có thai do thụ tinh nhân tạo. Sản phụ có dấu hiệu suy thai, được chỉ định mổ cấp cứu lấy thai ngày 21/5. Hiện tình trạng sức khỏe của bé ổn định và đã được cho ra viện về cách ly tại nhà. Còn BN 3838 mẹ của bé vẫn được chăm sóc tích cực tại khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Hai bệnh nhân trẻ được cứu sống thần kỳ

Đặc biệt, trong thời gian qua, các y bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW đã nỗ lực điều trị, đưa 9 bệnh nhân COVID-19 thở máy đầu tiên thoát khỏi tử thần là: BN 3385, BN 3186, BN 3096, BN 3142, BN 3157, BN 4232, BN 3030, BN 3263. Hiện các bệnh nhân này đều có tình trạng sức khỏe ổn định, không cần thở oxy hỗ trợ.

Tin đặc biệt vui trong ngày 31/5, đối với công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở Đông Anh là có 2 bệnh nhân nặng, trẻ tuổi đã qua cơn nguy kịch một cách thần kỳ.

Đó là BN 3263 (35 tuổi, nữ, Hà Nội) được chuyển đến từ Bệnh viện K ngày 9/5. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng suy hô hấp tiến triển nhanh, được chẩn đoán viêm phổi ARDS do SARS-CoV-2 khi đang mang thai 22 tuần, được đặt ống nội khí quản thở máy, lọc máu hấp phụ cytokin liên tục. Đây là một trong những bệnh nhân COVID-19 rất nặng từng được các chuyên gia đầu ngành hội chẩn toàn quốc hôm 18/5 và 21/5.

Sau 10 ngày được điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhân cải thiện đáng kể. Ngày 26/5, bệnh nhân đã được rút ống nội khí quản. Ngày 31/5, tình trạng sức khỏe bệnh nhân ổn định, mẫu xét nghiệm cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2 trong 3 lần liên tiếp. Bệnh nhân đã được ra viện vào chiều 31/5, tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà.

Trường hợp thứ 2 là BN 3207 (nam, 37 tuổi) trú tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, được chẩn đoán mắc COVID-19 ngày 7/5 (do bệnh nhân ở vùng dịch tễ Mão Điền - Thuận Thành - Bắc Ninh, tiếp xúc với F0 là anh họ) và được điều trị tại BVĐK huyện Tiên Du từ ngày 9 - 14/5. Sau đó, bệnh nhân được chuyển sang BVĐK tỉnh Bắc Ninh điều trị. Mặc dù được theo dõi sát và điều trị hồi sức tích cực nhưng tình trạng suy hô hấp không cải thiện.

Ngày 18/5, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW cơ sở Đông Anh trong tình trạng suy hô hấp nặng. Ngay lập tức, các bác sĩ đã được xin ý kiến hội chẩn hội đồng chuyên môn và các chuyên gia của Tiểu ban Điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

BN 3207 được đặt ống nội khí quản thở máy, được chỉ định chạy ECMO. Sau 13 ngày được điều trị với kháng sinh, lọc máu hấp phụ cytokine, ECMO, thở máy, ngày 30/5 bệnh nhân đã có cải thiện về bộ máy hô hấp và rút ECMO thành công. Hiện tại, bệnh nhân còn thở máy qua nội khí quản và được tập cai thở máy.

Theo Tiểu ban Điều trị, đến nay, Việt Nam ghi nhận 7.482 bệnh nhân, trong đó 3.043 bệnh nhân đã được chữa khỏi. Những bệnh nhân còn lại đang điều trị tại 91 cơ sở y tế trên cả nước, trong đó số lượng bệnh nhân điều trị nhiều nhất tại Bắc Giang, tiếp đó là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang điều trị 346 bệnh nhân.

Trong số các bệnh nhân đang điều trị, có 125 bệnh nhân tiên lượng nặng; 104 bệnh nhân đang phải thở oxy gọng kính; 29 trường hợp thở máy không xâm nhập; 24 trường hợp đang nguy kịch thở máy xâm nhập và điều trị tích cực; 4 trường hợp nguy kịch phải can thiệp ECMO (3 trường hợp tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh và trường hợp còn lại tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh)

Theo Thái Bình/SK&ĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.