3 huyện ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

(Baohatinh.vn) - Trong gần 1 tháng qua, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xẩy ra tại địa bàn 3 huyện Can Lộc, Hương Sơn, Thạch Hà (Hà Tĩnh) khiến hơn 120 con lợn bị nhiễm bệnh.

3 huyện ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

DTLCP tái phát trên địa bàn huyện Hương Sơn.

Theo đó, DTLCP đã phát sinh tại địa bàn 5 xã: Quang Lộc, Xuân Lộc (huyện Can Lộc); Sơn Tây, Sơn Hồng (huyện Hương Sơn); Thạch Trị (huyện Thạch Hà).

Dịch bệnh xảy ra ở 14 hộ chăn nuôi thuộc 8 thôn, làm cho 120 con lợn bị nhiễm bệnh; chết và tiêu huỷ 110 con với tổng trọng lượng là 4,5 tấn.

Các ổ dịch tái phát chủ yếu xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không bảo đảm điều kiện và không áp dụng triệt để các biện pháp an toàn sinh học.

Hiện nay, thời tiết thay đổi, không khí ẩm ướt làm giảm sức đề kháng của đàn vật nuôi tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển. Đặc biệt, là sau nhiều đợt mưa, lũ liên tục tại Hà Tĩnh, môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm nặng nề khiến dịch bệnh càng có nguy cơ bùng phát, lây lan trên diện rộng.

3 huyện ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau mưa lũ kéo dài, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, chính quyền và người dân cần thực hiện tiêu độc vệ sinh khu vực chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm... cẩn thận.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Hà Tĩnh Trần Hùng, trong điều kiện DTLCP tái nhiễm trên địa bàn tỉnh, các địa phương không được lơ là, chủ quan; giám sát để phát hiện sớm, kịp thời xử lý dứt điểm ngay khi phát hiện lợn mắc bệnh, khống chế dịch trong quy mô hẹp; có các phương án phòng chống dịch trong nhiều tình huống; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ, vứt xác lợn bị bệnh hoặc nghi mắc bệnh ra môi trường.

Cùng với đó, các ngành liên quan tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, đặc biệt là vận chuyển, buôn bán lợn để nuôi thương phẩm và lợn đến cơ sở giết mổ; tiếp tục thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về tính chất nguy hiểm của bệnh DTLCP, nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan và các biện pháp phòng chống.

3 huyện ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Cần thực hiện các biện pháp phòng dịch để ngăn chặn và xử lý dịch trong quy mô hẹp, tránh lây lan diện rộng

Đối với người dân, cần tuân thủ chăn nuôi an toàn sinh học từ nguồn giống, thức ăn, quá trình chăm sóc...; khi lợn có biểu hiện mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh, báo ngay chính quyền để lấy mẫu xét nghiệm; không xử lý chất thải, nước thải, xả thải trực tiếp ra môi trường xung quanh làm lây lan dịch bệnh.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.