Tăng khả năng phòng vệ trước dịch tả lợn châu Phi ở huyện miền núi Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Trước nguy cơ dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) bùng phát cao sau mưa lũ, người chăn nuôi và ngành chức năng huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang tập trung thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Chủ động phòng, chống dịch ngay tại khu vực nuôi

Tăng khả năng phòng vệ trước dịch tả lợn châu Phi ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Vũ Quang đang khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại khu vực nuôi như: phun hóa chất khử trùng, rắc vôi bột...

Là hộ chăn nuôi lợn có quy mô lớn trên địa bàn huyện nên ngay khi nước lũ rút, ông Nguyễn Tiến Mạnh (thôn 1 Bồng Giang, xã Đức Giang) đã tập trung thực hiện các biện pháp phòng dịch để đảm bảo an toàn cho đàn lợn 600 con của gia đình.

Tăng khả năng phòng vệ trước dịch tả lợn châu Phi ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Các phương tiện qua lại khu vực trại đều được ông Nguyễn Tiến Mạnh khử trùng cẩn thận.

Ông Mạnh cho biết: “Ngay khi thời tiết khô ráo trở lại, tôi đã khoanh vùng trang trại, bất cứ người nào ra vào đều phải được khử trùng bằng hóa chất. Bên cạnh đó, tập trung chăm sóc đàn lợn, không nhập thêm lợn giống để tăng đàn. Hằng ngày, tôi cập nhật thông tin, tình hình dịch bệnh và tuân thủ các biện pháp mà cán bộ thú y hướng dẫn”.

Không chỉ tại các trại chăn nuôi quy lớn, với các cơ sở quy mô vừa và nhỏ, người chăn nuôi cũng tập trung phòng dịch, siết chặt quy trình vào ra tại khu vực nuôi.

Theo nhiều người chăn nuôi, thời tiết mưa lũ diễn biến thất thường khiến đàn lợn dễ mắc các bệnh như: tụ huyết trùng, tiêu chảy... và đặc biệt là DTLCP đang diễn biến phức tạp thì nguy cơ bùng phát trên địa bàn là rất cao nếu không được kiểm soát tốt.

Tăng khả năng phòng vệ trước dịch tả lợn châu Phi ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Anh Cù Quang Triều (thôn Hợp Lợi, xã Hương Minh) đang vệ sinh chuồng trại cho đàn lợn 50 con.

Anh Cù Quang Triều (thôn Hợp Lợi, xã Hương Minh) cho biết: "Đàn lợn của gia đình thả được hơn 2 tháng, trọng lượng mới chỉ đạt hơn 80kg/con nên chưa thể xuất chuồng. Lo sợ dịch tả lợn châu Phi lan vào đàn lợn sau mưa lũ, hằng ngày, tôi thu dọn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của đàn lợn”.

Cũng theo anh Triều, thời điểm này, không chỉ gia đình anh mà các hộ nuôi khác trên địa bàn xã cũng đang khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng dịch tại chỗ, đảm bảo an toàn cho đàn lợn.

Quyết không để dịch bùng phát trên địa bàn

Tăng khả năng phòng vệ trước dịch tả lợn châu Phi ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Trung tâm Ứng dụng KHKT & Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Vũ Quang đã tập trung chỉ đạo các địa phương thực hiện các biện pháp phòng dịch. Trong ảnh: Cán bộ chuyên môn của Trung tâm Ứng dụng KHKT & Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Vũ Quang kiểm tra công tác phòng DTLCP tại xã Đức Giang.

Là địa phương chịu ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ, nên công tác phòng dịch sau mưa lũ đang được chính quyền xã Đức Giang khẩn trương thực hiện.

Ông Nguyễn Minh Vinh - Chủ tịch UBND xã Đức Giang cho biết: “Cùng với chỉ đạo hướng dẫn người dân rắc vôi bột, phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại và xung quanh chuồng trại ít nhất mỗi ngày 2 lần, xã thường xuyên tuyên truyền diễn biến của dịch trên loa phát thanh. Đồng thời, vận động hộ nuôi tự giác thực hiện nghiêm túc “5 không” trong phòng chống dịch, đó là không giấu dịch; không bán chạy gia súc, gia cầm bị bệnh; không vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm bị bệnh; không ăn thịt gia súc, gia cầm ốm, chết hoặc không rõ nguồn gốc; không vứt xác gia súc, gia cầm ốm, chết ra ngoài môi trường.

Tăng khả năng phòng vệ trước dịch tả lợn châu Phi ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Các địa phương tập trung chỉ đạo người dân tiêu độc khử trùng tại chuồng trại.

Xã cũng tăng cường kiểm tra, chỉ đạo các trang trại, hộ nuôi siết chặt quy trình khử trùng vào ra tại khu vực nuôi; theo dõi sự phát triển hằng ngày của đàn lợn. Khi phát hiện lợn ốm, chết bất thường phải báo ngay chính quyền địa phương để có phương án xử lý, tránh tình trạng dịch bệnh lây lan ra các địa phương khác.

Tăng khả năng phòng vệ trước dịch tả lợn châu Phi ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Các hộ nuôi quy mô nhỏ ở xã Đức Giang phun tiêu độc khử trùng quanh khu vực nuôi.

Ông Võ Quốc Hội - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT & Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Vũ Quang cho biết, hiện tại, tổng đàn lợn trên địa bàn huyện Vũ Quang đạt hơn 27.000 con, trong đó lợn nái 4.000 con, lợn thịt 23.000 con... Ngay sau khi đợt mưa lũ kéo dài kết thúc, Trung tâm đã cấp phát 600 lít hóa chất khử trùng và 1 tấn vôi bột cho 10/10 xã, thị trấn phục vụ công tác phòng chống dịch TLCP.

Trung tâm cũng hướng dẫn các địa phương ngay khi nước rút phải tổ chức tổng vệ sinh, thu gom xác động vật chết để xử lý, sát trùng; phun tiêu độc vùng chăn nuôi bị lũ, ngập để tổng tẩy uế môi trường, tiêu diệt các loại mầm bệnh, quyết không để dịch bùng phát trở lại".

Tăng khả năng phòng vệ trước dịch tả lợn châu Phi ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Được biết, Trung tâm Ứng dụng Ứng dụng KHKT & Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Vũ Quang sẽ cấp phát 600 lít hóa chất và 1 tấn vôi bột cho 10/10 xã, thị trấn phục vụ công tác phòng dịch TLCP sau mưa lũ.

Cũng theo ông Hội, để hạn chế lây lan và ngăn ngừa dịch bệnh tại thời điểm này, rất cần sự chung tay vào cuộc của tất cả các cấp, ngành trong việc nâng cao ý thức của người dân về dịch bệnh, đồng thời tăng cường công tác kiểm soát chăn nuôi, vận chuyển, mua bán, giết mổ...

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),