36 hộ dân xâm canh Vườn Quốc gia Vũ Quang: Đi không xong, ở chẳng được!

(Baohatinh.vn) - 36 hộ dân xã Sơn Kim 2 (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang xâm canh trong Vườn quốc gia Vũ Quang hàng chục năm nay nhưng chưa được chính quyền các cấp, chủ vườn giải quyết dứt điểm khiến họ rơi vào cảnh muốn ở chẳng được mà đi cũng không xong...

36 hộ dân xâm canh Vườn Quốc gia Vũ Quang: Đi không xong, ở chẳng được!

Anh Nguyễn Công Sơn: Nếu về ngoài làng thì biết lấy việc gì mà làm, vợ con biết lấy gì ăn.

Trong số các hộ dân xã Sơn Kim 2 đang xâm canh tại tiểu khu 74 và 77 khu vực Khe Chè (vùng Lâm nghiệp 3 cũ), do Vườn Quốc gia Vũ Quang quản lý có hộ anh Nguyễn Công Sơn (hiện đang có nhà ở thôn Thượng Kim). Anh Sơn cho biết: “Cũng như các hộ khác, gia đình tôi đã vào khu vực này từ lâu, hiện không còn nhớ mốc thời gian cụ thể. Tôi vào đây để nuôi bò, nuôi gà, nuôi lợn, trồng sắn và thực hiện các hoạt động sản xuất khác trên phần diện tích khoảng 1,5 ha...”

Nói về việc đi hay ở tại vùng xâm canh này, anh Sơn bày tỏ: “Gia đình tôi có 5 người nhưng chỉ có 12 thước ruộng ngoài làng (thôn Thượng Kim - PV), con nhỏ và vợ không có nghề gì khác. Vì vậy, nếu về ngoài làng thì biết lấy việc gì mà làm, vợ con biết lấy gì ăn.

Cách đó dăm trăm mét là ngôi nhà lụp xụp, tạm bợ nhưng được xem là to nhất vùng của anh Nguyễn Văn Điệp. Gia đình anh Điệp là thế hệ thứ 3 sinh sống tại khu đất này, trước đó, bố mẹ anh mua của một người khác, họ sinh sống khoảng 7 năm thì để lại cho vợ chồng anh rồi trở về làng. Hiện nay, anh đang sử dụng 2 ha đất trồng sắn, 2 ha trồng keo, nuôi 10 con trâu bò và một số gia súc, gia cầm khác...

36 hộ dân xâm canh Vườn Quốc gia Vũ Quang: Đi không xong, ở chẳng được!

Các hộ dân xâm canh tại khu vực đang chủ yếu trồng cỏ, ngô, sắn và chăn nuôi trên vùng rừng đặc dụng.

Anh Điệp phân trần: “Đã nhiều lần chính quyền địa phương và Vườn Quốc gia Vũ Quang vào tuyên truyền và đề nghị ra khỏi rừng… Chúng tôi đã sinh sống 3 thế hệ mới có được trại này, giờ ruộng nương đã được cải tạo, sản xuất đủ nuôi sống gia đình...”.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, trong 36 hộ đang xâm canh tại khu vực Khe Chè do Vườn Quốc gia Vũ Quang quản lý có 8 hộ làm lán trại và ở thường xuyên, 11 hộ có dựng lán trại nhưng người dân đi về và 17 hộ có sử dụng đất nhưng không dựng lán trại. Phần lớn, các hộ đang xâm canh ở đây đã có mặt từ những năm 1974-1995, trước khi Vườn Quốc gia Vũ Quang được thành lập (năm 2002). Các hộ xâm canh ở đây có từ 1-4 ha đất để trồng sắn, ngô, keo và chăn nuôi trâu bò...

Những hộ đang sinh sống tại đây luôn phải vất vả quanh năm nhưng vẫn thiếu thốn đủ bề. Mặt khác, do cách khu dân cư gần nhất khoảng 6 km nên ngoại trừ tuyến đường nhựa thì cuộc sống của người dân nơi đây còn thiếu điện thắp sáng, trường học, trạm xá, điểm sinh hoạt cộng đồng và nhiều khó khăn, thiếu thốn khác. Đặc biệt, đối với những hộ có lán trại và sinh sống tại đây thì đều trong độ tuổi sinh đẻ, có từ 2-5 đứa con nên việc con cái ăn học phải dựa vào ông bà, người thân đang ở ngoài xóm...

36 hộ dân xâm canh Vườn Quốc gia Vũ Quang: Đi không xong, ở chẳng được!

Ngôi nhà lụp xụp, tạm bợ nhưng được xem là to nhất vùng của anh Nguyễn Văn Điệp

Về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Thọ - Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn cho rằng: "Đây là khu vực rừng do Vườn Quốc gia quản lý nên không thể ở lâu dài nhưng do nhân dân vào khai hoang, sản xuất từ lâu (trước khi vườn thành lập) nên chúng tôi phải cân nhắc kỹ. Trước mắt, tập trung tuyên truyền, vận động để nâng cao ý thức, nhận thức của người dân gắn với việc xây dựng phương án, quy hoạch đất đai để ổn định đời sống cho bà con".

Đọc thêm

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.
Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Học sinh cuối cấp tạo nhóm hỗ trợ nhau ôn bài, giáo viên tăng cường cho học sinh luyện đề thi thử trên các phần mềm trực tuyến… là những giải pháp đã được triển khai tại Hà Tĩnh sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.