4 tháng không lương, 1.200 cán bộ, giáo viên ngoài công lập ở Hà Tĩnh vẫn “đến trường”

(Baohatinh.vn) - Dịch bệnh kéo dài, học sinh nghỉ học nên từ 4 tháng nay, hơn 1.200 cán bộ, giáo viên công tác tại 49 cơ sở giáo dục ngoài công lập ở Hà Tĩnh vẫn chưa được nhận lương.

4 tháng không lương, 1.200 cán bộ, giáo viên ngoài công lập ở Hà Tĩnh vẫn “đến trường”

Không có lương, đời sống khó khăn, nhưng giáo viên Trường Tiểu học Hoa Sen (thị xã Kỳ Anh) vẫn bám trường, bám lớp.

Học sinh không đi học, không có nguồn thu nên từ 4 tháng nay, đời sống cán bộ, giáo viên các trường ngoài công lập ở Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn.

Nhưng phương châm “Dừng đến trường nhưng không dừng việc học” vẫn được cán bộ, giáo viên quán triệt; học sinh phổ thông vẫn duy trì lịch học trực tuyến, học sinh mầm non được các cô chia sẻ video clip hoạt động mỗi ngày.

4 tháng không lương, 1.200 cán bộ, giáo viên ngoài công lập ở Hà Tĩnh vẫn “đến trường”

Cô Dương Thị Hòa, Trường Tiểu học Hoa Sen vẫn luôn có mặt ở trường để chuẩn bị bài giảng cho các buổi học online

Dù không có lương, nhưng thời gian qua, hơn 30 cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Hoa Sen (thị xã Kỳ Anh) vẫn chia ca để bám trường, bám lớp.

Cô Dương Thị Hòa, giáo viên tiếng Anh, Trường Tiểu học Hoa Sen chia sẻ: "Cùng với 3 buổi dạy online mỗi tuần, tôi còn còn soạn hệ thống câu hỏi bài tập và quay thêm các video hoạt động để gửi cho học sinh. Tất cả giáo viên trong trường đều làm các video tổng hợp về khóa học online gửi đến phụ huynh để họ tham khảo, vừa để các cháu có điều kiện học tập vui chơi và cũng là cách tuyên truyền, quảng bá cho hình ảnh của trường”.

Cũng như nhiều đồng nghiệp khác, trong thời gian học sinh nghỉ học, cô Trần Thị Hiền (giáo viên chủ nhiệm lớp Montessori 3-6, Trường Mầm non Trung Kiên - TP Hà Tĩnh) vẫn đến trường đều đặn theo kế hoạch phân công để thay nhau vệ sinh khuôn viên, lớp học, chăm sóc vườn rau sạch và thực hiện các video clip để tương tác với học sinh qua mạng internet.

Cô Hiền cho biết: “Dù cuộc sống gặp khó khăn khi trường không có nguồn thu, nhưng chúng tôi vẫn đến trường để vừa thực hiện nhiệm vụ được phân công trong thời gian nghỉ dịch, cũng là để giáo viên đỡ nhớ trường lớp, nhớ học sinh..".

4 tháng không lương, 1.200 cán bộ, giáo viên ngoài công lập ở Hà Tĩnh vẫn “đến trường”

Giáo viên Trường Mầm non Trung Kiên vẫn đến trường làm clip chia sẻ hoạt động cho học sinh

Được biết, trước đó để chia sẻ với giáo viên, nhiều trường học cũng đã chịu lỗ để duy trì đội ngũ, đóng bảo hiểm và hỗ trợ một phần nhỏ cho giáo viên. Tuy nhiên sự hỗ trợ đó cũng đã dừng lại từ tháng 3 bởi các trường đang rất khó khăn khi phải gồng mình chịu một khoản lớn tiền lãi hàng tháng.

Cô Hà Thị Tuyết Nhung - Hiệu trưởng Trường Mầm non Trung Kiên (TP Hà Tĩnh) cho biết: “Chưa kể tiền lãi hàng tháng từ ngân hàng, chỉ tính riêng khoản đóng nộp bảo hiểm cho giáo viên, hỗ trợ các cô một phần nhỏ tiền sinh hoạt và phí duy trì hoạt động, mỗi tháng chúng tôi vẫn phải chi khoảng 400 triệu đồng”.

Mất đi nguồn thu nhập chính, đời sống của đội ngũ cán bộ, giáo viên ngoài công lập hết sức khó khăn. Nhưng họ luôn sẵn sàng chia sẻ với nhà trường, thực hiện nhiệm vụ được phân công để duy trì hoạt động dạy học, môi trường, cảnh quan trường lớp sạch sẽ để sẵn sàng đón học sinh trở lại. Và để duy trì cuộc sống, nhiều người trong số đó đã phải bươn chải làm thêm bằng các nghề phụ.

4 tháng không lương, 1.200 cán bộ, giáo viên ngoài công lập ở Hà Tĩnh vẫn “đến trường”

Nhiều giáo viên bán hàng online kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Facebook cô Hải Hà - giáo viên Trường Mầm non Trung Kiên - Hương Khê)

Khó khăn là thế, nhưng đến thời điểm hiện tại, 100% cơ sở giáo dục ngoài công lập ở Hà Tĩnh vẫn không đóng cửa, không có người lao động mất việc bởi tình trạng cắt giảm hợp đồng. Để chia sẻ với các trường, với giáo viên, Công đoàn ngành giáo dục Hà Tĩnh cũng đã rà soát thực tế và có báo cáo gửi các cấp ngành liên quan để tìm giải pháp chia sẻ khó khăn.

Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục Nguyễn Thị Nhung Quyên cho biết: “Chúng tôi đã lập danh sách người lao động cần được hỗ trợ tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế công tác tại cơ sở ngoài công lập, để đề xuất có chính sách giãn nợ bảo hiểm xã hội, hỗ trợ giảm lãi suất vay ngân hàng, tiếp cận với gói vay ưu đãi để tiếp tục duy trì hoạt động."

Chủ đề Làng nghề LĐVL

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.