46 chủ nhà hàng ở Khu du lịch Thiên Cầm mong có mặt bằng mới để tiếp tục hoạt động

(Baohatinh.vn) - Bên cạnh thống nhất với chủ trương giải tỏa các nhà hàng ven biển Khu du lịch Thiên Cầm (Hà Tĩnh) trong tháng 9/2023, các hộ kinh doanh rất mong muốn được quy hoạch mặt bằng mới để tiếp tục phát triển kinh tế, phục vụ du khách.

46 chủ nhà hàng ở Khu du lịch Thiên Cầm mong có mặt bằng mới để tiếp tục hoạt động

Hệ thống nhà hàng ven biển Thiên Cầm trong diện giải tỏa nhìn từ trên cao.

Mùa hè 2023 kết thúc với thắng lợi của người kinh doanh dịch vụ du lịch tại Khu du lịch (KDL) Thiên Cầm (Cẩm Xuyên) khi đón trên 637.000 lượt khách tham quan và nghỉ dưỡng. Trong đó, hệ thống 46 nhà hàng hải sản khu vực ven biển đã phục vụ hàng trăm nghìn lượt khách, mang lại doanh thu hàng chục tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo chủ trương, kế hoạch của tỉnh và huyện Cẩm Xuyên, đến hết tháng 9/2023, những nhà hàng này phải giải tỏa để trả lại mặt bằng, tạo cảnh quan thông thoáng, đảm bảo vệ sinh môi trường cho khu du lịch.

46 chủ nhà hàng ở Khu du lịch Thiên Cầm mong có mặt bằng mới để tiếp tục hoạt động

Nhiều chủ nhà hàng ven biển KDL Thiên Cầm trong diện giải tỏa lo lắng khi chưa có chỗ mới để tiếp tục kinh doanh.

Việc giải tỏa đã được người dân đồng thuận nhưng đến nay, khi chỉ còn hơn 2 tuần nữa phải hoàn thành việc giải tỏa, các nhà hàng này vẫn chưa có mặt bằng mới để tái hoạt động.

Ông Phan Đình Tám (54 tuổi - Chủ nhà hàng Hạnh Tám) cho biết: "Mong muốn của chúng tôi là có mặt bằng để tiếp tục kinh doanh nhưng đến nay, thời hạn giải tỏa sắp hết mà vẫn chưa có địa điểm mới, khiến chúng tôi rất lo lắng...".

46 chủ nhà hàng ở Khu du lịch Thiên Cầm mong có mặt bằng mới để tiếp tục hoạt động

Mỗi năm, các nhà hàng ven biển KDL Thiên Cầm phục vụ hàng trăm nghìn lượt khách.

Bà Nguyễn Thị Hòe (Chủ nhà hàng Hoàng Hòe) - một hộ có thâm niên kinh doanh tại KDL Thiên Cầm, bộc bạch: "Hơn 20 năm gắn bó với công việc kinh doanh tại đây, cả gia đình tôi với 11 người đều sống nhờ vào nhà hàng hải sản. Vì vậy, nếu giải tỏa mà không có chỗ mới để tiếp tục kinh doanh thì chúng tôi chưa biết làm gì để sống...".

46 chủ nhà hàng ở Khu du lịch Thiên Cầm mong có mặt bằng mới để tiếp tục hoạt động

1 trong 2 khu vực mà UBND huyện Cẩm Xuyên đề xuất tỉnh phê duyệt cho các chủ nhà hàng trong diện giải tỏa thuê mặt bằng tiếp tục tái kinh doanh.

Ông Hoàng Xuân Hướng - Trưởng ban Quản lý KDL Thiên Cầm chia sẻ: "Hiện KDL Thiên Cầm có khoảng 60 nhà hàng kinh doanh ẩm thực, hải sản, trong đó diện giải tỏa ở khu vực ven biển có 46 nhà hàng. Thời gian qua, bên cạnh đáp ứng nhu cầu cho hàng trăm nghìn du khách về với biển Thiên Cầm, số nhà hàng này cũng đã đóng góp hàng chục tỷ đồng cho tổng doanh thu của cả KDL mỗi năm.

Để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch, đồng thời giải quyết sinh kế cho các hộ dân từng có thời gian đóng góp cho KDL, chúng tôi mong chính quyền các cấp sớm có phương án hỗ trợ để các hộ dân trong diện giải tỏa tiếp tục được kinh doanh".

Được biết, trong số 46 nhà hàng phải giải tỏa, có 16 hộ còn trong thời hạn hợp đồng thuê đất từ 6-8 tháng và 30 hộ còn thời hạn 20 tháng. Tại cuộc họp giữa huyện Cẩm Xuyên và 46 hộ dân vào ngày 7/9 vừa qua, cả 2 bên đã thống nhất mức hỗ trợ giải tỏa với tối đa 26 triệu đồng/hộ đối với hộ còn thời hạn hợp đồng 20 tháng và tối thiểu 6 triệu đồng/hộ đối với hộ còn hợp đồng 6-8 tháng. Bên cạnh đồng thuận chủ trương giải tỏa, các hộ kinh doanh mong muốn các cấp chính quyền sớm bố trí mặt bằng mới để tiếp tục hoạt động.

Chủ trương giải tỏa 46 nhà hàng ven đê kè bãi biển KDL Thiên Cầm với mục đích mở rộng tuyến đường ven biển, tạo hành lang thông thoáng, cảnh quan môi trường đã được đề ra từ nhiều năm trước. Theo Nghị quyết số 12 - NQ/HU ngày 13/10/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Cẩm Xuyên về phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong tháng 9/2023 phải hoàn thành giải tỏa khu vực này.

Tuy chủ trương đặt ra là giải tỏa (không phải di dời) nhưng xét về yếu tố phát triển du lịch và sinh kế của người dân, nhận thấy việc tìm mặt bằng để các hộ trong diện có điều kiện tiếp tục kinh doanh là cần thiết nên vừa qua, huyện đã làm tờ trình gửi các sở, ban, ngành liên quan và UBND tỉnh xem xét, quy hoạch 2 khu vực dành cho kinh doanh nhà hàng trong KDL.

Để đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững tại KDL Thiên Cầm cũng như sinh kế cho 46 chủ nhà hàng trong diện giải tỏa, chúng tôi rất mong tỉnh sớm phê duyệt phương án như đã đề xuất.

Ông Phạm Văn Thắng
Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.