5 công ty dược trong nước nộp hồ sơ sản xuất thuốc kháng virus điều trị COVID-19

5 công ty dược trong nước nộp hồ sơ sản xuất thuốc kháng virus điều trị COVID-19. Hiện các công ty đã nộp hồ sơ về Bộ Y tế.

Do trong nước chưa có thuốc kháng virus Molnupiravir được cấp số đăng ký lưu hành, Bộ Y tế đang xem xét để trình Chính phủ chấp thuận cho cấp phép trong tình huống phòng chống dịch khẩn cấp, với một số điều khoản về hồ sơ được rút gọn.

Nếu được Chính phủ đồng ý, dự kiến có 5 số đăng ký được cấp cho 5 thuốc Molnupiravir do các công ty dược trong nước sản xuất.

5 công ty dược trong nước nộp hồ sơ sản xuất thuốc kháng virus điều trị COVID-19

Báo cáo giữa kỳ của chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát thuốc Molnupiravir cho các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ do Bộ Y tế triển khai tại 22 tỉnh/thành phố cho thấy thuốc có tính an toàn cao, dung nạp tốt, hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus

Cũng liên quan đến thuốc kháng virus Molnupiravir, từ tháng 8/2021, Bộ Y tế đã tiến hành chương trình điều trị thí điểm có kiểm soát F0 trong cộng đồng và tại nhà có triệu chứng nhẹ. TP HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước sử dụng thuốc này cho điều trị F0 nhẹ và không triệu chứng tại nhà.

Để đáp ứng nhu cầu điều trị F0 của TP HCM, Bộ Y tế vừa cấp phát cho TP HCM thêm 5.000 liều thuốc Molnupiravir. Từ khi TP HCM thí điểm điều trị có kiểm soát bằng thuốc Molnupiravir, Bộ Y tế đã cấp 110.000 liều (gồm 50.000 liều Molnupiravir 400 mg Stella Việt Nam và 60.000 liều Molnupiravir 200 mg Optimus Ấn Độ).

Cục Khoa học- Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế cho biết đến nay số tỉnh thành điều trị có kiểm soát bằng thuốc kháng virus Molnupiravir cho bệnh nhân COVID-19 nhẹ và không triệu chứng tại nhà là 34 địa phương (đầu tháng 11 là 22 tỉnh thành).

Bộ Y tế mới đây cũng công bố các kết quả báo cáo giữa kỳ của chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát thuốc Molnupiravir cho các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ do Bộ Y tế triển khai tại 22 tỉnh/thành phố cho thấy thuốc có tính an toàn cao, dung nạp tốt, hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus, giảm lây lan, giảm chuyển nặng, rút ngắn thời gian điều trị với tỷ lê bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR sau 5 ngày âm tính hoặc dương tính với giá trị CT ≥ 30 từ 72,1% đến 99,1%;

Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR sau 14 ngày âm tính hoặc dương tính với giá trị CT ≥ 30 gần 100%; tỷ lệ chuyển nặng rất thấp từ 0,02%-0,06% và không có ca nào dẫn đến tử vong.

Các kết quả rất khả quan của chương trình đã đóng góp hiệu quả vào công tác phòng, chống dịch của TP HCM và các địa phương có dịch.

Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 mới nhất, phiên bản 7 do Bộ Y tế ban hành ngày 6/10 có hướng dẫn cụ thể với 3 loại thuốc: Thuốc kháng virus, thuốc kháng thể kháng virus, thuốc ức chế Interleukin-6 trong điều trị

Trong đó, với thuốc kháng virus, Bộ Y tế đã bổ sung thuốc Molnupiravir 400 mg bên cạnh Remdesivir, Favipiravir... Molnupiravir 400 mg liều dùng theo thuyết minh đề cương thử nghiệm lâm sàng đã được phê duyệt. Molnupiravir là dạng viên uống, nên người bệnh dễ dàng điều trị tại nhà đối với người lớn mắc COVID-19 triệu chứng nhẹ và trung bình.

Theo hãng tin BBC, ngày 4/11 trong một tuyên bố đại diện Bộ Y tế Anh thông báo, Anh trở thành nước đầu tiên trên thế giới cấp phép có điều kiện cho Molnupiravir.

Về thuốc điều trị COVID-19, theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện có khoảng 46-50 hoạt chất điều trị COVID-19, về cơ bản Việt Nam đã chủ động sản xuất trong nước đảm bảo khoảng 70%, còn một số bắt buộc nhập khẩu, vì có mặt hàng chỉ một hoặc hai hãng trên thế giới sản xuất.

Bộ Y tế cấp phép cho 39 doanh nghiệp nhập nguyên liệu và chủ động về thuốc. “Việt Nam không thiếu thuốc điều trị COVID-19 cho bất kỳ tình huống dịch bệnh nào” - Bộ trưởng Bộ Y tế nói.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Một số trang thông tin nước ngoài đưa tin về đợt bùng phát dịch bệnh xảy ra tại Trung Quốc với nhiều ca mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) và lo ngại về một cuộc khủng hoảng y tế khác sau COVID-19.
Động lực thúc đẩy công tác dân số ở Hà Tĩnh

Động lực thúc đẩy công tác dân số ở Hà Tĩnh

Với nhiều chính sách hỗ trợ đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, Nghị quyết 221/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh thực sự là động lực thúc đẩy công tác dân số trên địa bàn Hà Tĩnh phát huy hiệu quả.
Tôn vinh di sản "Y thánh của Việt Nam”

Tôn vinh di sản "Y thánh của Việt Nam”

Thông qua triển lãm "Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác" tại Hà Tĩnh, người dân sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp và những giá trị di sản của Hải Thượng Lãn Ông, từ đó tiếp tục bảo tồn và phát huy những giá trị mà Đại danh y để lại.
 Vinamilk - 30 năm đồng hành hỗ trợ bệnh nhân nghèo

Vinamilk - 30 năm đồng hành hỗ trợ bệnh nhân nghèo

Hơn 1.300 trường hợp bệnh nhân nghèo đã được hỗ trợ phẫu thuật tim và mắt từ chương trình của Vinamilk đồng hành cùng Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP. Hồ Chí Minh với tổng kinh phí hơn 8,2 tỷ đồng.