585/585 tàu thuyền của huyện Kỳ Anh về nơi trú ẩn an toàn để tránh bão số 2

(Baohatinh.vn) - Trước diễn biến phức tạp của áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 2, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã triển khai các biện pháp ứng phó như: kêu gọi tàu thuyền vào bờ neo đậu, đề phòng sạt lở đất ở miền núi, sẵn sàng phương tiện cứu hộ, cứu nạn kịp thời.

585/585 tàu thuyền của huyện Kỳ Anh về nơi trú ẩn an toàn để tránh bão số 2

Chiều nay (12/6), Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Kỳ Anh họp triển khai các ứng phó với bão số 2

Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Kỳ Anh, lượng mưa đo được từ 19 giờ ngày 11/6/2021 đến 16 giờ ngày 12/6/2021 tại trạm Kỳ Thượng 50,4mm, tại trạm Kỳ Anh 70,2mm, gió mạnh trung bình cấp 6, cấp 7.

Trước diễn biến phức tạp của mưa bão, Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Kỳ Anh đã có chỉ đạo các địa phương triển khai các phương án ứng phó với bão.

Theo đó, thông báo ngay cho chủ các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của mưa bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Cấm tất cả tàu thuyền ra khơi kể từ 15 giờ chiều 12/6.

585/585 tàu thuyền của huyện Kỳ Anh về nơi trú ẩn an toàn để tránh bão số 2

100% tàu thuyền của ngư dân huyện Kỳ Anh đã vào bờ an toàn. Ảnh chụp ở bãi biễn xã Kỳ Xuân chiều 12/6

Đối với các địa phương ven biển, theo dõi chặt chẽ cập nhật thông tin, tổ chức kiểm đếm tàu thuyền, kêu gọi tàu thuyền ở xa vào nơi trú ẩn an toàn, thường xuyên giữ thông tin liên lạc, nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi (đến cuối chiều 12/6, 585/585 tàu thuyền đã về nơi trú ẩn an toàn).

Kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét; sẵn sàng phương án sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ cao đến nơi an toàn.

585/585 tàu thuyền của huyện Kỳ Anh về nơi trú ẩn an toàn để tránh bão số 2

Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Kỳ Anh kiểm tra đập Khe Sung (Lâm Hợp) chiều 12/6.

Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa đang thi công, thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Đối với vùng miền núi, chủ động triển khai các biện pháp đề phòng sạt lở đất nhằm đảm bảo an toàn tính mạng con người và tài sản. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời ứng cứu khi có yêu cầu.

Tổ chức trực 24/24 giờ nghiêm túc, chặt chẽ theo dõi diễn biến thời tiết và sẵn sàng triển khai công tác ứng cứu khi có sự cố xảy ra.

Chủ đề Bão đổ bộ vào Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.
Trúng đậm cá trích, ngư dân Thạch Lạc kiếm tiền triệu mỗi chuyến ra khơi

Ngư dân Thạch Lạc trúng đậm cá trích

Thời tiết thuận lợi, ngư dân xã Thạch Lạc (Hà Tĩnh) liên tiếp trúng đậm cá trích. Có những thuyền chỉ sau 4 - 5 giờ ra khơi mang về thu nhập hàng chục triệu đồng.
Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.