Ăn cá như thế nào tốt cho sức khỏe?

Không ăn cá sống, phải loại bỏ ruột và mật cá trước khi ăn để hạn chế lây nhiễm ký sinh trùng.

Cá chứa nhiều protein, axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, phải ăn đúng cách mới có thể hấp thu được toàn bộ chất dinh dưỡng.

Không ăn cá sống

Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Xuân Ninh, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cá sống dưới nước, ăn tạp nên rất dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước. Các độc chất này tích lũy lâu ngày trong cơ thể có thể dẫn đến nguy cơ mắc dị ứng, tim mạch, suy gan, thận, bệnh về đường tiêu hóa cho người.

Ngoài ra, gan mật phát bệnh chủ yếu là do bệnh sán lá gan. Người ăn các món sống hoặc chưa nấu chín sẽ mang theo sán lá gan vào cơ thể, đặc biệt là khi ăn thủy sản nước ngọt như cá, tôm, ốc, các loại dễ nhiễm ký sinh trùng do môi trường sống ô nhiễm.

Ký sinh trùng nếu không được tiêu diệt có thể lây sang cơ thể người, thậm chí cư trú trong ruột nhiều năm, phát triển tới chiều dài 1-2 m và gây ra những cơn đau quằn quại...

Ăn cá như thế nào tốt cho sức khỏe?

Ăn cá đúng cách để hấp thụ chất dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ. Ảnh: Health

Theo bác sĩ Ninh, ruột cá là bộ phận bẩn nhất do dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn. Do đó, nếu ăn ruột cá phải rửa thật sạch bằng muối, nấu chín, tránh nguy cơ mắc bệnh ký sinh trùng.

Không ăn ruột và mật cá

Mật cá cung cấp các men, enzim song cũng chứa rất nhiều độc tố như tetrodotoxin, tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. Ăn mật cá có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp thậm chí tử vong. Lưu ý khi chế biến nên tránh làm vỡ mật cá, tránh để dịch mật cá bắn vào mắt.

Không ăn cá khi đói

Người bị gút nên hạn chế ăn cá khi đói để tránh làm bệnh thêm trầm trọng. Nguyên nhân là ăn cá khi bụng rỗng sẽ làm tăng lượng purine chuyển hóa thành dạng axit uric, một loại axit làm tổn thương ở mô, dẫn đến bệnh gút.

Khi dùng thuốc ho

Theo bác sĩ, người ho lâu ngày và phải dùng thuốc điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng. Trong cá biển có chứa nhiều histamine, khi được nạp vào cơ thể quá nhiều có thể gây dị ứng, không có lợi cho sức khoẻ.

Sử dụng thuốc ho hay các thuốc kháng sinh liều cao cũng không nên ăn cá vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Ai không nên ăn cá?

Người mắc bệnh gút, dị ứng nên tìm hiểu kỹ trước khi ăn cá để bảo vệ sức khỏe.

Người bị rối loạn, suy giảm chức năng gan, thận nghiêm trọng cũng nên hạn chế ăn do cá giàu protein. Khi tiêu thụ quá mức khiến bệnh trở nên trầm trọng.

Người lớn cần cẩn thận để tránh hóc xương khi cho trẻ ăn cá bằng cách chọn cá ít xương hoặc vứt bỏ hết xương trước khi cho trẻ ăn.

Theo VNE

Đọc thêm

Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Canxi rất quan trọng với cơ thể, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng, chiếm khoảng 99%. Vì vậy, việc thiếu canxi có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ở cả người lớn và trẻ em.
7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung

7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung

Canxi không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với xương và răng, mà còn là một phần không thể thiếu đối với hệ thần kinh, cơ bắp và hệ thống miễn dịch. Vậy khi cơ thể bị thiếu canxi thì sẽ có biểu hiện như thế nào?
5 quy tắc quan trọng khi cho trẻ đi bơi

5 quy tắc quan trọng khi cho trẻ đi bơi

Một hoạt động mà trẻ rất yêu thích khi vào hè là bơi lội nên phụ huynh cần cảnh giác tối đa trước những hiểm họa tiềm tàng có thể xuất hiện khi trẻ chơi dưới nước.
Viêm loét dạ dày và cách phòng ngừa

Viêm loét dạ dày và cách phòng ngừa

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa ngày càng phổ biến. Khi phát hiện sớm, bệnh dễ dàng được chữa khỏi, nhưng nếu để kéo dài, bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, thậm chí là ung thư dạ dày.