(Baohatinh.vn) - Chương trình nghệ thuật “Thành Sen nhớ Bác” đã ôn lại những tình cảm thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu đối với Đảng bộ, Nhân dân Hà Tĩnh và quá trình 15 năm hình thành, phát triển của thành phố.
Tối 8/6, UBND thành phố Hà Tĩnh tổ chức chương trình nghệ thuật “Thành Sen nhớ Bác” nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh (15/6/1957 - 15/6/2022) và 15 năm thành lập thành phố Hà Tĩnh (28/5/2007 - 28/5/2022. Bí thư Thành ủy Dương Tất Thắng, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Hiếu cùng lãnh đạo sở, ngành, thành phố tham dự.
Tại chương trình, đông đảo người dân thành phố Hà Tĩnh đã được thưởng thức nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu, tình yêu quê hương, đất nước và sự đổi thay của quê hương Hà Tĩnh hôm nay. Trong ảnh: Tiết mục Đảng là cuộc sống của tôi.
Ngày 15/6/1957, Hà Tĩnh vinh dự được đón Bác về thăm. Những lời căn dặn ân cần của Bác luôn được Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh khắc ghi, phấn đấu nỗ lực để xây dựng Thành Sen ngày càng tươi đẹp, văn minh, hiện đại. Trong ảnh: Tiết mục Thành Sen khúc hát tự hào.
Các tiết mục do thành viên của Trung tâm VH - TT thành phố và các đội văn nghệ quần chúng tại thành phố Hà Tĩnh thể hiện, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho người xem.
Chương trình là dịp để ôn lại truyền thống, khắc ghi những tình cảm thiêng liêng, sự quan tâm đặc biệt, sâu sắc của Bác Hồ kính yêu đối với Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh...
... thể hiện lòng biết ơn đối với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng, các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân tiếp tục nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương giàu đẹp. Trong ảnh: Tốp ca nam nữ cùng tốp múa Phòng GD-ĐT thành phố thể hiện bài hát Bay vào tương lai.
Cũng nhân dịp này, đại diện Công ty Cổ phần Sách Alpha (Alphabooks) đã tặng các trường trên địa bàn thành phố 300 đầu sách với đa dạng các thể loại để góp phần lan tỏa, xây dựng, phát triển văn hóa đọc trong nhà trường.
Cũng trong khuôn khổ chương trình, đông đảo người dân đã được nghe Nhà văn Võ Thị Xuân Hà trao đổi, chia sẻ về văn hóa đọc trong thời đại mới. Diễn giả đã giải đáp nhiều vấn đề mà các bạn trẻ, giáo viên còn băn khoăn như: cách lựa chọn sách, phương pháp đọc sách, quan điểm về sách giấy và sách điện tử…
Với tiềm năng to lớn và định hướng phát triển bền vững, Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) hứa hẹn sớm trở thành điểm đến hàng đầu cho du lịch sinh thái.
Nếu ban ngày, biển Kỳ Ninh (phường Hải Ninh, Hà Tĩnh) rực rỡ ánh nắng và sôi động thì khi đêm xuống, nơi đây lại khoác lên mình vẻ đẹp huyền bí, thơ mộng.
Trong lịch sử, Hà Tĩnh từng có nhiều bậc danh nho, hiền tài và đại thần được giao trọng trách giữ chức Tế tửu (Hiệu trưởng) của Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Trong vô vàn câu chuyện về Ngã ba Đồng Lộc huyền thoại đã trở nên quen thuộc, ít ai biết rằng, những con ngõ, ngôi nhà ở thôn Mai Long (xã Xuân Lộc, Hà Tĩnh) là nơi từng lưu dấu bước chân, tiếng cười nói của 10 nữ liệt sỹ TNXP Tiểu đội 4, Đại đội 552 trước lúc họ đi vào bất tử.
Hơn 50 năm gắn bó cùng tranh cổ động, họa sĩ Hoàng Hữu Trí (trú xã Gia Hanh, tỉnh Hà Tĩnh) không chỉ lưu giữ ký ức một thời, mà còn tiếp tục truyền đi niềm tin, lý tưởng và giá trị nghệ thuật qua từng nét vẽ.
Làng Trường Lưu xưa - xã Trường Lưu nay tự hào với 3 di sản được UNESCO vinh danh. Không dừng lại ở một danh xưng hành chính ở Hà Tĩnh, Trường Lưu còn ẩn chứa trong đó nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, riêng có, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Khi trời chưa sáng hẳn thì tại bãi biển Thạch Hải (Hà Tĩnh), một nhịp sống khác đã bắt đầu. Nhiều người tìm về với biển lúc bình minh, đánh thức cơ thể bằng một "liều thuốc" từ gió, sóng và cát.
Dù đang ở thời điểm giữa tuần nhưng rất đông du khách vẫn tìm về với biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh) để xua tan sự oi bức, nắng nóng của thời tiết những ngày tháng 7.
Từ một câu chuyện trong sử sách, tên gọi Thành Sen (Hà Tĩnh) đã ra đời và theo suốt dặm dài lịch sử của vùng đất này. Tên gọi ấy đã ăn sâu vào ký ức, trở thành niềm tự hào của nhiều thế hệ.
Không chỉ dũng cảm thời kháng chiến chống Mỹ, ông Hoàng Văn Bé - cựu TNXP ở xã Đan Hải (Hà Tĩnh) còn là tấm gương sáng về nghị lực vượt khó, tinh thần cống hiến cho quê hương trong thời bình.
Tháng 7 này trở nên đặc biệt hơn với nhiều gia đình liệt sỹ ở Hà Tĩnh khi phần mộ người thân được đưa về yên nghỉ nơi đất mẹ, khi tấm bằng “Tổ quốc ghi công” được trao tặng trang nghiêm, trọng thể.
Những ngày tháng Bảy, đất nước lại lặng mình trong những ký ức thiêng liêng về những năm tháng khói lửa. Trong dòng chảy lịch sử ấy, lực lượng TNXP Hà Tĩnh để lại nhiều dấu ấn hào hùng, góp phần viết nên bản hùng ca bất tử bằng sức trẻ và lòng yêu nước cháy bỏng.
Các làng nghề nước mắm truyền thống ở Hà Tĩnh hút khách du lịch nhờ hương vị đậm đà, quy trình chế biến thủ công và trải nghiệm văn hóa độc đáo ven biển.
Sau gần 1 năm, gần chục ha đất đầm lầy, cỏ lác bên bờ sông Đông (phường Thành Sen, Hà Tĩnh) đã được cải tạo thành các đảo nhân tạo, làm nơi trú ngụ cho các loài chim.
Mỗi độ tháng Bảy, Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) lại rộn ràng với muôn vàn bước chân của du khách mọi miền, mang theo lòng tri ân thiêng liêng, thành kính.
Biển cả không những cho ta nguồn lợi hải sản quý giá mà còn mang đến bao điều thú vị. Về xã Thiên Cầm (Hà Tĩnh), sau khi khám phá chợ cá Cồn Gò vào tờ mờ sáng, du khách có thể ngắm bình minh và thỏa thích “check in”, ghi lại những kỷ niệm đẹp về mảnh đất và con người nơi đây.
Tuổi thọ bình quân năm 2024 của người dân Hà Tĩnh thấp hơn mức bình quân chung của cả trước. Trung bình phụ nữ Hà Tĩnh sống lâu hơn nam giới khoảng hơn 5 năm.
Sơn Kim 2 (Hà Tĩnh) với phong cảnh hữu tình, người dân đôn hậu. Đến đây không chỉ được thưởng ngoạn khung cảnh hùng vĩ mà còn được đắm mình trong vẻ đẹp của làng chè thơ mộng.
Truyện Kiều có sức sống mãnh liệt trong văn học Việt Nam, phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Dù gần 100 tuổi, cụ Trần Thị Tám ở xã Hồng Lộc (Hà Tĩnh) vẫn thuộc và say sưa luận giải Kiều.
Giữa một vùng quê ven sông La - nơi được biết đến là xã nhỏ nhất của tỉnh Hà Tĩnh lại tồn tại một góc phố mang dáng dấp cổ kính, phảng phất hồn xưa như một “phố cổ Hà Nội” thu nhỏ.
Dành hơn 20 năm để nghiên cứu về lịch sử làng quê ở Hà Tĩnh theo những tư liệu cũ bằng chữ Hán và chữ Nôm, ông Nguyễn Thế Phiệt (xã Mai Hoa, Hà Tĩnh) mong muốn khôi phục lại văn hóa, tín ngưỡng xa xưa của người Việt.
Hình thành chưa đầy 1 năm, song vườn chim tại khu vực sông Đông (phường Thành Sen, Hà Tĩnh) đã trở thành nơi trú ngụ cho những đàn chim trời, mở ra kỳ vọng về quần thể sinh thái sống động trong thời gian tới.
Khi bình minh ló rạng, những con thuyền trở về đầy ắp tôm cá sau một chuyến ra khơi, niềm hân hoan hòa cùng tiếng sóng reo vui, dậy cả khu chợ cá Cồn Gò, xã Thiên Cầm (Hà Tĩnh).
Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi
Sáng sớm, khi sương mờ còn phủ nhẹ, đồi chè ở xã Sơn Kim 2 và Sơn Tây (Hà Tĩnh) hiện lên bình yên trong vẻ đẹp huyền ảo, tinh khôi, say đắm lòng người...
Chỉ mới 10 tuổi, Đặng Minh Thư (lớp 4H, Trường Tiểu học Hưng Trí, Hà Tĩnh) đã khiến cộng đồng không khỏi kinh ngạc khi được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập là học sinh nhỏ tuổi có khả năng nhớ và đọc chính xác 3.150 chữ số thập phân sau số Pi.
Dù đã nghỉ hưu nhưng bà Trần Thị Kim Soa (xã Sơn Giang, Hà Tĩnh) vẫn tận tâm với công việc thiện nguyện, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và góp sức xây dựng quê hương.
Mỗi tên đất, tên làng trên dải đất Việt Nam không chỉ là một danh từ định vị trên bản đồ, mà là một thực thể sống, mang trong mình trầm tích của thời gian, ký ức của bao thế hệ và hồn cốt của cả một vùng văn hóa. Với Hà Tĩnh, mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, một thời là phên dậu của đất nước, câu chuyện về địa danh hành chính lại càng trở nên đặc biệt, bởi nó song hành cùng lịch sử đầy biến động.