Ảnh: 10 máy bay sát thủ có thể góp phần thay đổi cục diện chiến tranh

Sau đây là danh sách 10 máy bay “sát thủ” đã từng hoặc vẫn còn rất hiệu quả một khi cất cánh, tác động vào cục diện cuộc chiến.

Northrop Grumman B2 là máy bay ném bom lợi hại của không quân Mỹ trong hơn 20 năm qua. Nó có khả năng tàng hình và mang cả bom thông thường lẫn bom hạt nhân.

Trực thăng quân sự đa năng Bell UH-1 Iroquois (Huey) của lục quân Mỹ đã cứu mạng cho nhiều lính Mỹ tại nhiều vùng chiến sự.

Vào cuối Thế chiến 1, không quân Đức chiếm thế thượng phong. Và chiếc phi cơ tiêm kích 2 tầng cánh S.E.5 này ra đời và giúp thay đổi cục diện cuộc chiến theo hướng có lợi cho phe Hiệp ước.

Giai đoạn đầu Thế chiến 2, chiếc Junkers JU 88 là một trong những máy bay tiêm cường kích nguy hiểm trong đội hình không quân phát xít Đức. Nhưng về sau phe Đồng minh đã sản xuất được nhiều máy bay mới có khả năng chế ngự được máy bay này.

Tiêm kích siêu thanh huyền thoại MiG-21 của Liên Xô, được sử dụng trong không quân của hơn 60 nước. Trong Chiến tranh Việt Nam, MiG-21 chiếm ưu thế trước phi cơ F-4 Phantom của Mỹ.

De Havilland Mosquito là một phi cơ quân sự đặc biệt vì có vỏ hoàn toàn bằng gỗ, giúp nó tăng tốc độ bay và mức độ tải bom.

Yak-9, của Liên Xô, là một trong những loại tiêm kích được chế tạo nhiều nhất mọi thời đại. Với tốc độ lớn và khả năng bay rất cao, máy bay có ưu thế lớn trước tiêm kích Đức trên bầu trời Liên Xô.

Máy bay P-47 Thunderbolt có ưu điểm là tốc độ xoay hiệu quả quanh trục dọc. Máy bay vẫn có khả năng về tới căn cứ dù bị thương khá nặng.

Sukhoi Su-27 là tiêm kích mạnh mẽ và cơ động cực cao, do Liên Xô chế tạo để đối phó với thế hệ mới của tiêm kích Mỹ trong thập niên 1980. Hiện nó vẫn là tiêm kích hàng đầu của Nga.

“Chim chiến” Focke-Wulf 190 là một trong các vũ khí trên không mạnh nhất của phi công quân sự phát xít Đức. Nó tác chiến hiệu quả và bay ổn định. Người Đức đã cải tiến máy bay này nhiều đợt trong Thế chiến 2.

Theo VOV

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói