(Baohatinh.vn) - Tại tuyến quốc lộ 12C (đoạn qua thôn Trung Thượng, xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh), mặc dù đã cắm biển “cấm đổ rác” nhưng những túi rác sinh hoạt vẫn tràn ra cả ven đường.
Mặc dù đã có biển cấm đổ rác nhưng những túi rác “vô chủ” xuất hiện ngày càng nhiều
Chị Phạm Thị H. (thôn Trung Thượng, xã Kỳ Tân) bức xúc: “Mặc dù đã có đội thu gom của HTX môi trường và đã đặt biển cấm đổ rác, vậy mà người ta vẫn cứ đổ trộm rác. Bình thường không nói làm gì, chứ trời nắng, oi nồng thì không thể chịu nổi, cần có chế tài xử phạt nặng đối với các trường hợp thiếu ý thức như vậy”.
Gia đình có quán hàng gần ngay khu vực rác chất đống, anh Lê Thái B. (thôn Trung Thượng, xã Kỳ Tân) cho hay: “Trước tết, các hộ dân đã cùng thống nhất với HTX môi trường Kỳ Tân điểm trung chuyển rác tập kết đến nơi khác, nhưng không hiểu tại sao người ta cứ đổ trộm rác ban đêm, sáng ra rác đã ngập đường. Hồi trước còn có đội thu gom, chứ giờ đã thống nhất đi chỗ khác nên điểm đó thành kiểu “cha chung không ai khóc”.
Không những gây ô nhiễm môi trường mà còn gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị
Theo phản ánh của nhiều người dân, trước đây, khu vực này chọn làm bãi tập kết rác trung chuyển của HTX môi trường xã Kỳ Tân nhưng do người dân phản ánh về gây ô nhiễm môi trường nên trước tết đã chuyển đến nơi khác; đồng thời, vệ sinh sạch sẽ khu vực, cắm biển cấm đổ rác.
Nhưng thời điểm sau tết, rác thải sinh hoạt “vô chủ” lại được đổ trộm, ùn ứ tại khu vực này.
HTX môi trường Kỳ Tân đã chuyển địa điểm tập kết rác trung chuyển nên việc những túi rác " vô chủ" cũng không được đơn vị nào nhận thu gom (Trong ảnh: Chị Lê Thị H. cùng đồng nghiệp tiến hành thu gom rác sinh hoạt tại khu vực thôn Trung Thượng, xã Kỳ Tân)
Chị Lê Thị H., nhân viên thu gom rác thải của HTX môi trường Kỳ Tân (xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh) cho biết: “Đơn vị chúng tôi từng phối hợp với đơn vị liên quan xử phạt 1 đối tượng đổ trộm rác thải, tuy nhiên, nhiều người dân thiếu ý thức vẫn cố tình vi phạm.
Địa điểm tập kết rác trung chuyển đã được chuyển sang vị trí mới. Rác vẫn bị đổ trộm nơi tập kết cũ nên việc thu gom hay không cũng đang chờ ý kiến từ cấp trên...".
Cứ đến mùa mưa lũ, 19 hộ dân ở thôn 1, xã Xuân Lam (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) sinh sống dưới chân rú Chùa - thuộc dãy núi Hồng Lĩnh lại thấp thỏm vì nỗi lo sạt lở đất.
Từng là nơi giao thương của người dân địa phương, nhưng hiện nay chợ Đình (xã Trung Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) ngày càng hoạt động kém hiệu quả, nhiều hạng mục đã hư hỏng.
Đập Mạc Khê có trữ lượng hàng chục triệu mét khối nước nhưng nhiều diện tích ở các xã: Kỳ Giang, Kỳ Tiến (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn thiếu nước tưới do hệ thống kênh dẫn bị xuống cấp.
Xung quanh khu vực âu thuyền Cửa Sót (Lộc Hà, Hà Tĩnh) có nhiều tàu, thuyền hư hỏng bị vứt bỏ, gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường, cản trở tàu thuyền ra vào neo đậu.
Bờ kênh phía sau cầu Xuân Hải (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng khiến nhiều hộ dân ở đây luôn trong tình trạng bất an, lo lắng trước mùa mưa lũ.
Bảng chỉ dẫn Di tích quốc gia Di chỉ Thạch Lạc (Thạch Hà, Hà Tĩnh) nằm khuất trong cây cối, giữa nhiều đồ vật đã qua sử dụng, vừa mất mỹ quan, vừa gây khó khăn cho du khách tìm về địa chỉ này.
Rác thải được chất đống ở nhiều vị trí dọc theo tuyến đường quốc lộ 1A, đoạn qua địa bàn xã Cẩm Sơn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến giao thông.
Khai thác keo tràm đồng loạt trên diện rộng như một số địa phương ở Hà Tĩnh trong thời gian qua là không nên bởi sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu trên các cánh rừng trồng.
Vào mùa mưa, nước sông lên cao khiến việc đi lại, vận chuyển hàng hoá của hơn 40 hộ dân xã Sơn Kim 2 (Hương Sơn, Hà Tĩnh) gặp rất khó khăn do thiếu cầu dân sinh.
Sau nhiều năm sử dụng, cầu Hải Ninh nối xã Kỳ Hải (huyện Kỳ Anh) và Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã xuống cấp, gây bất an cho người dân khi tham gia giao thông.
Thời điểm nắng nóng, bất chấp nguy hiểm, nhiều trẻ em vẫn vô tư bơi lội tại các bãi biển vắng vẻ ở Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dù không có phương tiện bảo hộ.
Hơn 93ha đất trồng chè công nghiệp ven sông Ngàn Phố của người dân xã Sơn Kim 2 (Hương Sơn, Hà Tĩnh) những năm gần đây dần bị thu hẹp do sạt lở đất bờ sông.
Tình trạng các phương tiện đi ngược chiều trên quốc lộ 1, đoạn cổng số 2 chợ Nghèn (thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) tiềm ẩn nguy cơ cao mất an toàn giao thông.
Đình Hội Thống (xã Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã xuống cấp nhiều hạng mục, cần sớm được trùng tu, tôn tạo để góp phần bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia.
Tình trạng đặt biển quảng cáo sai vị trí, lấn chiếm hành lang giao thông trên QL 1 tuyến tránh TP Hà Tĩnh làm trật tự an toàn giao thông ở đây thêm phức tạp.
Công trình thủy lợi không thể dẫn nước về chân ruộng, hơn 40 ha đất trồng lúa ở thôn 4, xã Quang Thọ (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đành phải bỏ hoang trong vụ hè thu.