Thùng rác hướng dẫn bằng tiếng Anh ở TP. Hà Tĩnh "làm khó" người dùng!

(Baohatinh.vn) - Đang loay hoay không biết bỏ rác vào hộp nào cho đúng, bác Trần Huy Hải (TP Hà Tĩnh) mừng rơn khi được một bạn trẻ giải thích nghĩa hai cụm từ hướng dẫn bằng tiếng Anh trên thùng rác tại Quảng trường thành phố Hà Tĩnh.

Bác Hải cho hay: “Với người già chúng tôi, làm sao biết Recyclable là rác thải có thể tái chế, Other waste là các loại rác khác khi trên thùng rác chỉ hướng dẫn bằng chữ nước ngoài. Cho nên, nếu không có người hướng dẫn, chắc tôi cũng bỏ đại vào đó. Như vậy sẽ mất công cho đơn vị phụ trách phân loại, xử lý.”

Được biết, rác thải tái chế là loại rác khó phân hủy nhưng có thể đưa vào tái chế để sử dụng như các loại giấy, chai, vỏ lon bằng kim loại...

Thùng rác hướng dẫn bằng tiếng Anh ở TP. Hà Tĩnh “làm khó” người dùng!

Thùng đựng rác chỉ có hướng dẫn bằng tiếng Anh tại Quảng trường thành phố Hà Tĩnh.

Theo quan sát của chúng tôi, tại Quảng TP phố Hà Tĩnh, các thùng rác bằng kim loại đẹp mắt, có mái che hiện đại được đặt cố định, cân xứng trong khuôn viên quảng trường. Đặc biệt, thùng rác được chia làm hai hộp đựng để phân biệt rác tái chế và rác thải khác. Tuy nhiên, điều đáng nói, dòng chữ hướng dẫn bỏ rác lại chỉ được ghi hoàn toàn bằng tiếng Anh nên gây khó khăn cho người sử dụng.

Điều này, vô hình trung làm mất đi giá trị phân loại của thùng đựng rác khi chưa thật nhiều người dùng hiểu được nghĩa. Vậy nên, những trường hợp “chẳng biết thế nào mà thực hiện”, bỏ lộn xộn, bỏ đại... như bác Hải ở trên không phải là điều hiếm gặp.

Thùng rác hướng dẫn bằng tiếng Anh ở TP. Hà Tĩnh “làm khó” người dùng!

Thùng rác đẹp mắt, hiện đại nhưng chưa phát huy giá trị phân loại rác.

Để phục vụ đại chúng, nâng cao giá trị sử dụng, đơn vị có liên quan cần xem xét lại vấn đề này. Theo đó, nhất thiết phải thêm phần hướng dẫn tiếng Việt để thật sự phù hợp, thuận tiện cho người dùng.

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.