(Baohatinh.vn) - Chiều 4/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn đi kiểm tra và nghe báo cáo tiến độ triển thực hiện Dự án cống Đò Điệm và hệ thống kênh trục Sông Nghèn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn kiểm tra tiến độ các gói thầu kênh trục sông Nghèn ở huyện Lộc Hà
Dự án do Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư có tổng số vốn hơn 1.277 tỷ đồng, trong đó cống Đò Điệm 175,3 tỷ đồng, hệ thống kênh trục sông Nghèn 1.102 tỷ đồng.
Đến nay, cống Đò Điệm đã hoàn thành đưa vào sử dụng; hệ thống kênh trục sông Nghèn đã hoàn thành giai đoạn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công dự toán, được chia thành 2 gói thầu; mặt bằng tại hạ lưu cống Đức Xá đã bàn giao cho đơn vị thi công vào cuối tháng 3/2015;
Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà Phan Văn Nhàn: Huyện sẽ tập trung mọi giải pháp để sớm bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công.
Đối với hệ thống kênh và trạm bơm vùng Lộc Hà, đến ngày 15/4/2015, đã bàn giao mốc giải phóng mặt bằng cho Hội đồng đền bù GPMB huyện Lộc Hà tất cả các kênh và trạm bơm; huyện Lộc Hà đã tiến hành kiểm kê áp giá 67/91km (đạt 73%) và phê duyệt hơn 20 tỷ đồng tiền giải phóng mặt bằng chiều dài 26km đối với các tuyến kênh (chiếm 28,8%), đồng thời bàn giao mặt bằng 14km (đạt 15%) cho Ban quản lý dự án.
Sau khi đi kiểm tra tại một số gói thầu và nghe báo cáo của các đơn vị, địa phương liên quan, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn cho rằng khối lượng giải phóng mặt bằng và tiến độ thi công dự án đạt kết quả thấp, không đảm bảo kế hoạch đề ra. Nguyên nhân trước hết là do tổ chức triển khai của ban quản lý dự án vẫn theo phương thức cũ, vận hành không thông suốt và không thống nhất; chỉ huy điều hành của chủ đầu tư với địa phương thiếu nhịp nhàng; tổ chức thi công tại hiện trường của chủ đầu tư, giám sát, giám sát cộng đồng không đạt yêu cầu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu huyện Lộc Hà gấp rút bàn giao mặt bằng sạch trước ngày 15/5
Thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chủ đầu tư và đơn vị thi công tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, thực hiện nghiêm túc theo Thông báo kết luận số 143/TB-UBND của Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đồng thời lập đường găng tổng thể và chi tiết xong trước ngày 10/5; huyện Lộc Hà gấp rút bàn giao mặt bằng sạch trước ngày 15/5; các đơn vị thi công, giám sát cần đảm bảo tiến độ, chất lượng; Sở NN&PTNT tăng cường quản lý nhà nước, duy trì chế độ giao ban, dứt khoát loại những nhà thầu yếu kém; các sở, ngành liên quan cùng vào cuộc quyết liệt để dự án đảm bảo tiến độ đề ra.
Dự án Cống Đò Điệm và hệ thống kênh trục Sông Nghèn nhằm tiêu vợi vụ hè thu và vụ đông khi mực nước sông La thấp hơn mực nước trong đồng; đảm bảo an toàn cho đê La Giang trong mùa mưa bão; lấy nước từ sông La hỗ trợ tưới cho 12.183 ha đất canh tác ven sông Nghèn và kết hợp giao thông thủy lợi.
Bắt đầu từ 6/1, đoàn sẽ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lượng an toàn trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn Hà Tĩnh.
Năm 2025, Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm tiếp tục mở rộng, phát triển các mô hình nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn theo chuỗi giá trị trồng trọt, chăn nuôi của trên địa bàn Hà Tĩnh.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân Hà Tĩnh bám đồng, đẩy nhanh tiến độ làm đất đợt cuối và bắt đầu xuống giống những trà lúa đầu tiên của vụ xuân 2025.
Là địa phương “đi sau” trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nhưng huyện Kỳ Anh đã có nhiều cách làm sáng tạo. Trong đó, huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng thành công các khu dân cư NTM kiểu mẫu, thôn thông minh, coi đây là nền móng tạo sự lan toả, đưa phong trào xây dựng NTM của huyện phát triển vững chắc.
Mặc dù gặp nhiều yếu tố bất lợi nhưng ngành thủy sản cùng người nuôi trồng Hà Tĩnh đã mạnh dạn đầu tư và có nhiều giải pháp khắc phục linh hoạt nên sản lượng tôm nuôi vẫn tăng.
Từng mẻ cá cháo tươi rói, đắt hàng được đưa lên bờ trong niềm hân hoan của bà con ngư dân vùng biển Nghi Xuân (Hà Tĩnh) trong những ngày đầu năm mới 2025.
Những ngày này, người chăn nuôi ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang tích cực chăm sóc, bổ sung chất dinh dưỡng cho hươu để thu về “lộc” nhung chất lượng trong dịp tết Nguyên đán.
Năm 2024, tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp Hà Tĩnh đạt 3,8%; 2 vụ lúa được mùa toàn diện. Hành trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp ngày càng rõ nét, bền vững.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh 9 vấn đề quan trọng cần tiếp tục quan tâm trong thời gian tới để thúc đẩy nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.
Với chất lượng thơm ngon, mang đặc trưng của ẩm thực truyền thống, sản phẩm bánh chưng xanh Bộc Nguyên đã được UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao.
Nhận thấy tiềm năng phát triển dược liệu ở quê nhà, anh Nguyễn Xuân Tiền (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm thảo dược, mang lại nguồn thu khá.
Với nền tảng kiến thức vững chắc, ông Trịnh Thế Cường (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã mày mò, đầu tư hệ thống khép kín, hoàn toàn tự động nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo đạt OCOP 4 sao, mang lại giá trị kinh tế cao.
Lực lượng kiểm lâm Hà Tĩnh đã vào cuộc đồng bộ, phối hợp hành động hiệu quả nên số vụ vi phạm lâm luật năm 2024 trên địa bàn giảm hơn 37,4% so với năm 2023.
Sau hơn một năm hỗ trợ, các mô hình trồng cây ăn quả và chăn nuôi do huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai trên đất bạn NaKai (tỉnh Khăm Muồn, CHDCND Lào) sinh trưởng và phát triển tốt.
Đây là một trong những yêu cầu mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặt ra với ngành Nông nghiệp tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 của Bộ NN&PTNT.
Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận "Gạo rươi Đức Thọ" (Hà Tĩnh) góp phần khẳng định chất lượng, nâng cao giá trị thương hiệu, tạo sức cạnh tranh trên thị trường.
Với những giá trị đặc biệt về chất lượng, gạo rươi Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Gạo rươi Đức Thọ".
Để tăng tỷ lệ hộ nông thôn được tiếp cận với nước sạch đạt chuẩn, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh không ngừng triển khai các giải pháp, mở rộng mạng lưới, cung cấp và cải thiện chất lượng nước phục vụ người dân.
Tận dụng vùng đất hoang hóa, HTX Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Xuân Giang (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) tiến hành trồng hàng vạn cây dược liệu - tràm năm gân trên diện tích gần 14 ha.
50 hộ dân ở các xã: Yên Hồ, Quang Vĩnh và Bùi La Nhân (Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã được Công ty Luật Aliat chia sẻ kiến thức chăm sóc cũng như quy trình sản xuất gạo trên ruộng rươi.
Từ những hạt muối mặn mòi và nguồn nguyên liệu tươi ngon, chị Trần Thị Hòa đã làm ra nước mắm Hòa Cung thơm ngon, đậm đà, chất lượng và lan tỏa hương vị quê biển Lộc Hà (Hà Tĩnh).
Thời điểm này, các hộ dân trồng đào phai tại Hà Tĩnh đang tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho công đoạn chăm sóc nụ để đào nở đúng dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Trước dự báo thời tiết còn nhiều đợt rét đậm, rét hại, các cơ sở và hộ nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện các giải pháp chống rét cho tôm, cá.
Một trong những mô hình thuộc chương trình giảm nghèo bền vững của huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai tại vùng rốn lũ Hà Linh là nuôi dê sinh sản, bước đầu cho thấy hiệu quả cao.
Do bưởi Diễn chín sớm, hơn 80% diện tích tại xã Tân Dân (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã thu hoạch và bán ra thị trường, do đó, sản lượng cung cấp trong dịp tết Ất Tỵ sẽ giảm đáng kể.
Trong cái giá lạnh của những ngày cuối năm, ngư dân Hà Tĩnh vẫn nỗ lực vươn khơi với hy vọng mang về nhiều lộc biển để trang trải cuộc sống, đón một cái Tết ấm no bên gia đình.
Bà con nông dân Hà Tĩnh đã chủ động chống rét cho số diện tích mạ vừa gieo, tích cực làm đất, vệ sinh đồng ruộng, ra quân làm thủy lợi sẵn sàng xuống giống trà lúa chính vụ xuân 2025.