Bát nháo... gờ lên xuống vỉa hè nội đô Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Việc đầu tư thiết kế bó vỉa để đáp ứng yêu cầu về mỹ quan cũng như an toàn, tiện lợi cho người và phương tiện giao thông thời gian qua đã được TP Hà Tĩnh quan tâm thực hiện...

Vậy nhưng, đại đa số vỉa hè trên địa bàn thành phố vẫn bó vỉa cao, vuông góc với mặt đường nên để thuận lợi hơn khi lên xuống, nhiều nhà dân, quán hàng, cơ quan… đã “tự chế” gờ lên xuống theo kiểu… mặc sức "sáng tạo".

bat nhao go len xuong via he noi do ha tinh

Nơi thì người dân đắp bằng xi măng...

Dọc các tuyến đường như Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Phan Đình Giót…, các gờ lên xuống vỉa hè không theo một quy chuẩn nào. Cái làm bằng sắt, cái thì làm bằng gỗ, bê tông, thậm chí là tận dụng từ gạch hỏng với kích thước dài ngắn tùy thích. Phổ biến nhất vẫn là tình trạng tự ý đập bỏ một phần bó vỉa để xây lại hoặc làm gờ lên xuống bằng sắt rộng khoảng 1m, bề ngang khoảng 50 cm.

bat nhao go len xuong via he noi do ha tinh

... nơi gắn bằng bậc sắt...

Vậy là, vỉa hè vốn đã cũ kỹ, xuống cấp, sau khi được “cơi nới”, chỉnh sửa lại, có phần dôi ra, trông luộm thuộm và nhếch nhác.

Những gờ tự phát như vậy đã ảnh hưởng đến kết cấu, bó vỉa hè các tuyến đường cũng như gây mất mỹ quan đô thị và khả năng mất an toàn giao thông khá cao.

bat nhao go len xuong via he noi do ha tinh

... nơi thì tấm gỗ

Thực tế cho thấy, ngoài những tuyến đường mới xây dựng được đầu tư đồng bộ, gần đây hệ thống bó vỉa một số tuyến như Nguyễn Du, Nguyễn Biểu… được chỉnh trang khá đẹp với độ dốc vừa phải, thuận tiện cho việc tham gia giao thông và hoạt động dân sinh. Nên chăng, gờ lên xuống vỉa hè cần được thay mới và áp dụng theo quy chuẩn chung như các tuyến đường nêu trên.

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.